Minh Văn (danlambao) - Trong thời đại văn minh hiện nay, chế độ dân chủ đã được xác lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới; và tư tưởng Dân Chủ không còn xa lạ với nhân loại: Đó là người dân có quyền làm chủ đất nước và tự quyết định vận mệnh của chính mình. Tiếc rằng ở nước ta thì không được như vậy, dù là tư tưởng tiến bộ đó đã có ở các nhà tư tưởng thời cổ đại.
Mạnh Tử, người đã tiếp tục và phát triển một cách xuất sắc học thuyết của Khổng Tử, có nói rằng: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Câu ấy có nghĩa là: Dân làm quý, xã tắc là thứ, vua làm khinh. Chúng ta có thể thấy rõ tư tưởng trọng dân, đặt vị trí của người dân lên trên nhà vua của Mạnh Tử, khi ông cho rằng: Dân vi quý, quân vi khinh.
Quan điểm tư tưởng đó có bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, vì dân của Khổng Tử. Câu chuyện dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó:
Khi Tử Cống xin Khổng Tử dạy bảo về đường lối trị quốc và quản lý, Khổng Tử đáp: “Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ”. Nghĩa là trước tiên phải có đầy đủ lương thực (yếu tố vật chất), thứ đến là phải có đầy đủ quân đội vũ khí và sự tín nhiệm của dân. Tử Cống lại hỏi: “Nếu trường hợp bất đắc dĩ mà phải bỏ một trong ba điều đó thì nên bỏ thứ nào?”. Khổng Tử đáp: “Bỏ binh”. Tử Cống hỏi tiếp: “Nếu như trong hai điều còn lại mà phải bỏ một thì bỏ thứ nào?”. Khổng Tử đáp: “Bỏ lương thực”. Khổng Tử cho rằng bỏ ăn thì chết song xưa nay ai cũng chết, nhưng không có lòng tin của dân chúng thì quốc gia không thể đứng vững và tồn tại lâu dài.
Đoạn đối thoại này của Khổng Tử đã nói với mọi người một cách rõ ràng rằng: So sánh “túc binh”, “túc thực”, và “dân tín” thì “dân tín” là quan trọng nhất. Trong những tình huống cấp thiết có thể có thể bỏ binh, bỏ lương thực, điều đó có thể làm cho quốc gia nảy sinh ra một số khó khăn nhất định về vật lực, tài lực nhưng không bao giờ được làm mất đi lòng tin của nhân dân. Tại sao “dân tín” lại quan trọng đến như vậy? Bởi vì “dân vô tín bất lập”. Không có sự tín nhiệm của dân chúng thì một quốc gia, một chế độ sẽ không tồn tại lâu dài được. Khi một chế độ mất đi lòng tin của dân chúng, thì cho dù vật chất có đầy đủ, quân đội vững mạnh thì đó cũng chỉ là một con hổ giấy mà thôi. Ngược lại, một chế độ thực sự vì dân và được sự tín nhiệm của dân thì dù trong hoàn cảnh khó khăn dân chúng vẫn tin theo để đưa đất nước vượt qua khó khăn đó.
Dân Tín là sự tín nhiệm của dân chúng đối với nhà nước và những người lãnh đạo. Tín nhiệm là chỉ sự tin tưởng tới mức dám phó thác. Nếu dân chúng mất đi tín nhiệm thì cũng có nghĩa là mất đi Dân Tâm. Lúc đó thì nhà nước có đưa ra những chính sách, quy định, pháp luật, chế độ tốt đến mấy thì dân chúng cũng không thèm để ý, không hy vọng. Như vậy nhân dân sẽ giữ thái độ bàng quan đối với những nhà nước không có tín nhiệm đối với dân.
Tín nhiệm sản sinh ra lòng tin và hy vọng, từ đó có thể liên kết và hòa hợp vận mệnh quốc gia với lợi ích của nhân dân. Ngược lại, không có sự tín nhiệm đối với nhà nước thì quần chúng không thể gắn bó với vận mệnh quốc gia được. Câu chuyện Thương Ưởng dựng cột gỗ để thay đổi biến pháp là một minh chứng tiêu biểu cho quan điểm này. Muốn thực hiện tốt đẹp công việc của quốc gia thì trước hết phải có được sự tín nhiệm của dân chúng.
Ấy vậy mà thời nay vẫn có những quốc gia không có tư tưởng trọng dân và làm cái việc ngược lại với những điều mà Khổng Tử và Mạnh Tử đã răn nói từ xưa.
Đảng cầm quyền ở nước ta chính đã và đang làm cái việc nghịch lý đó. Trong bối cảnh bức thiết là sự sụp đổ của hàng loạt các chế độ độc tài Cộng sản trên phạm vi toàn cầu, để cứu mình đảng Cộng sản đã làm ngược lại điều răn mà Khổng Tử đã dạy bảo kia. Đó là, thay vì “bỏ binh”, “bỏ lương thực” và giữ lại sự tín nhiệm của dân thì họ lại “bỏ tín nhiệm của dân”, “bỏ lương thực” và giữ lại binh quyền. Họ đã sẵn sàng vứt bỏ sự tín nhiệm của nhân dân để cứu lấy chế độ khi cấp bách. Họ có thể để cho dân đói khổ và thất nghiệp nhưng lại nuôi dưỡng lực lượng công an và quân đội để bảo vệ chế độ.
Từ lâu người dân đã mất hẳn niềm tin vào chế độ độc tài nhưng lại tự nhận là “nhà nước của dân, do dân, vì dân” này. Nhà nước chỉ quan tâm đến sự tồn vong của chế độ mà không bao giờ quan tâm đến sự tồn vong của đất nước và nhân dân. Đối với lãnh thổ thì biển đảo để cho ngoại bang xâm chiếm, đối với nhân dân thì sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. Người dân vì thế mà sống trong sự hoang mang và mất đi niềm tin vào xã hội mà mình đang sống. Như vậy thì còn đâu tư tưởng “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” như người xưa đã dạy?
“Không có niềm tin của nhân dân thì quốc gia không thể tồn tại được lâu dài”, Khổng Tử đã dạy như vậy. Nhưng nay nhà nước vẫn luôn khinh rẽ nhân dân, chỉ khăng khăng dùng bạo lực và công an để bảo vệ sự ổn định chính trị. Một chế độ coi thường nhân dân như thế thì không thể nào tồn tại lâu dài được!
Quan điểm tư tưởng đó có bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, vì dân của Khổng Tử. Câu chuyện dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó:
Khi Tử Cống xin Khổng Tử dạy bảo về đường lối trị quốc và quản lý, Khổng Tử đáp: “Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ”. Nghĩa là trước tiên phải có đầy đủ lương thực (yếu tố vật chất), thứ đến là phải có đầy đủ quân đội vũ khí và sự tín nhiệm của dân. Tử Cống lại hỏi: “Nếu trường hợp bất đắc dĩ mà phải bỏ một trong ba điều đó thì nên bỏ thứ nào?”. Khổng Tử đáp: “Bỏ binh”. Tử Cống hỏi tiếp: “Nếu như trong hai điều còn lại mà phải bỏ một thì bỏ thứ nào?”. Khổng Tử đáp: “Bỏ lương thực”. Khổng Tử cho rằng bỏ ăn thì chết song xưa nay ai cũng chết, nhưng không có lòng tin của dân chúng thì quốc gia không thể đứng vững và tồn tại lâu dài.
Đoạn đối thoại này của Khổng Tử đã nói với mọi người một cách rõ ràng rằng: So sánh “túc binh”, “túc thực”, và “dân tín” thì “dân tín” là quan trọng nhất. Trong những tình huống cấp thiết có thể có thể bỏ binh, bỏ lương thực, điều đó có thể làm cho quốc gia nảy sinh ra một số khó khăn nhất định về vật lực, tài lực nhưng không bao giờ được làm mất đi lòng tin của nhân dân. Tại sao “dân tín” lại quan trọng đến như vậy? Bởi vì “dân vô tín bất lập”. Không có sự tín nhiệm của dân chúng thì một quốc gia, một chế độ sẽ không tồn tại lâu dài được. Khi một chế độ mất đi lòng tin của dân chúng, thì cho dù vật chất có đầy đủ, quân đội vững mạnh thì đó cũng chỉ là một con hổ giấy mà thôi. Ngược lại, một chế độ thực sự vì dân và được sự tín nhiệm của dân thì dù trong hoàn cảnh khó khăn dân chúng vẫn tin theo để đưa đất nước vượt qua khó khăn đó.
Dân Tín là sự tín nhiệm của dân chúng đối với nhà nước và những người lãnh đạo. Tín nhiệm là chỉ sự tin tưởng tới mức dám phó thác. Nếu dân chúng mất đi tín nhiệm thì cũng có nghĩa là mất đi Dân Tâm. Lúc đó thì nhà nước có đưa ra những chính sách, quy định, pháp luật, chế độ tốt đến mấy thì dân chúng cũng không thèm để ý, không hy vọng. Như vậy nhân dân sẽ giữ thái độ bàng quan đối với những nhà nước không có tín nhiệm đối với dân.
Tín nhiệm sản sinh ra lòng tin và hy vọng, từ đó có thể liên kết và hòa hợp vận mệnh quốc gia với lợi ích của nhân dân. Ngược lại, không có sự tín nhiệm đối với nhà nước thì quần chúng không thể gắn bó với vận mệnh quốc gia được. Câu chuyện Thương Ưởng dựng cột gỗ để thay đổi biến pháp là một minh chứng tiêu biểu cho quan điểm này. Muốn thực hiện tốt đẹp công việc của quốc gia thì trước hết phải có được sự tín nhiệm của dân chúng.
Ấy vậy mà thời nay vẫn có những quốc gia không có tư tưởng trọng dân và làm cái việc ngược lại với những điều mà Khổng Tử và Mạnh Tử đã răn nói từ xưa.
Đảng cầm quyền ở nước ta chính đã và đang làm cái việc nghịch lý đó. Trong bối cảnh bức thiết là sự sụp đổ của hàng loạt các chế độ độc tài Cộng sản trên phạm vi toàn cầu, để cứu mình đảng Cộng sản đã làm ngược lại điều răn mà Khổng Tử đã dạy bảo kia. Đó là, thay vì “bỏ binh”, “bỏ lương thực” và giữ lại sự tín nhiệm của dân thì họ lại “bỏ tín nhiệm của dân”, “bỏ lương thực” và giữ lại binh quyền. Họ đã sẵn sàng vứt bỏ sự tín nhiệm của nhân dân để cứu lấy chế độ khi cấp bách. Họ có thể để cho dân đói khổ và thất nghiệp nhưng lại nuôi dưỡng lực lượng công an và quân đội để bảo vệ chế độ.
Từ lâu người dân đã mất hẳn niềm tin vào chế độ độc tài nhưng lại tự nhận là “nhà nước của dân, do dân, vì dân” này. Nhà nước chỉ quan tâm đến sự tồn vong của chế độ mà không bao giờ quan tâm đến sự tồn vong của đất nước và nhân dân. Đối với lãnh thổ thì biển đảo để cho ngoại bang xâm chiếm, đối với nhân dân thì sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. Người dân vì thế mà sống trong sự hoang mang và mất đi niềm tin vào xã hội mà mình đang sống. Như vậy thì còn đâu tư tưởng “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” như người xưa đã dạy?
“Không có niềm tin của nhân dân thì quốc gia không thể tồn tại được lâu dài”, Khổng Tử đã dạy như vậy. Nhưng nay nhà nước vẫn luôn khinh rẽ nhân dân, chỉ khăng khăng dùng bạo lực và công an để bảo vệ sự ổn định chính trị. Một chế độ coi thường nhân dân như thế thì không thể nào tồn tại lâu dài được!
Minh Văn (Hà Nội, VN)
30/9/2011
Tác giả gửi cho danlambao