Dân Làm Báo 1

Bài Mới

Vietnamese police disguise as thugs to attack human rights lawyer

Lawyer Nguyễn Văn Đài shares his knowledge in the information session. Photo Facebook Đậu Văn Dương



CTV Danlambao * Translated by Jasmine Tran - Vietnamese police disguised as thugs recently brutally beat lawyer Nguyễn Văn Đài and other members of the Brotherhood For Democracy. Their attack occurred about 5:30 pm on 6 December 2015 in Quán Hành, Nghi Lộc district of Nghệ An province.

The victims had just participated in an information session on human rights with local people. This was to celebrate Human Rights Day on 10 December. Earlier in the day, Đài had organized another class session on human rights, in Vạn Lộc Catholic Parish, Nam Đàn district of Nghệ An province. During that session, plain-clothed police appeared in order to discourage it. 

Lawyer Nguyễn Văn Đài swollen face after the beating. Photo Facebook Dũng Nguyễn Quân

Chưa trả nợ, không được chết!

Nguyễn Văn Tuấn - Bà có một cái tên rất ư là hiền lành: Nguyễn Thị Lê. Bà quê ở xã Hương Phong, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Bà là người bị tàn tật hồi còn nhỏ, và thuộc hộ nghèo. Bà mới qua đời vào đầu tháng 11 năm nay. Nhưng chính quyền địa phương… không cho bà chết. Họ không chịu làm giấy chứng tử cho bà.

Lí do chính quyền địa phương không kí giấy chứng tử là vì bà còn nợ (1). Số tiền nợ là 1.7 triệu đồng (tức khoảng 85 USD). Bà nợ thuế đất nông nghiệp, nợ tiền đóng góp an ninh quốc phòng, nợ tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt, quĩ bảo trợ trẻ em, nợ quĩ đền ơn đáp nghĩa, nợ quĩ khuyến học, nợ quĩ hội xuân, v.v. Nên nhớ là bà Lê thuộc diện hộ nghèo của xã, nên bà lấy tiền đâu mà đóng cho mấy cái quĩ đó.

Nhưng chính quyền địa phương thì cứ như là cái máy. Họ nhất định không cho phát loa thông báo cái chết của bà, không cho mượn xe tang, không làm giấy chứng tử. Thật khó tưởng tượng nơi nào mà chính quyền hành xử với người dân như thế. Hi vọng đây chỉ là trường hợp cá biệt, không đại diện cho hệ thống nhà Nước hiện nay. Người mình có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng cái chính quyền này đã mất cái đạo đức đó quá lâu rồi, nên họ hành xử như là một cái bộ máy Mác Lê Mao? Nếu đúng thế thì đây là một chứng từ về sự tàn phá truyền thống dân tộc của cái hệ tư tưởng Mác Lê Mao.

Bài thơ tặng tuổi trẻ Việt Khang

Hơn bốn năm trước, có những bài ca
Vang lên từ đáy vực của quê nhà
Trong vực đen tối tăm, đau khổ
Lời ca buồn khóc thân phận quê ta
Khúc nhạc Việt Khang lời ca tê tái
Hỏi bạo cường hãy nói: "Anh là Ai?"
Sao đánh dân bằng khổ nhục hình hài
Tội tình chi, ngoài xuống đường bầy tỏ
Khóc quê hương, Dân tộc đổ máu đào
Đảng theo Tầu, tay đỏ máu đồng bào?
Để ngàn năm lại mịt mù tăm tối

Bài ca, tiếp nối bài ca hỏi tội
"Việt Nam Tôi Đâu" giọng đã nghẹn ngào!
Việt Khang rõ những giầu nghèo cách biệt
Dân chiếu đất, kẻ quyền uy cung điện
Đảng dối gian, bán nước chẳng chùn tay
Là dân Việt, người người đứng lên ngay
"Đáp Lời Sông Núi", nề chi cay đắng
Chống xâm lược, chống đảng nhu nhược
Sau lời ca đầy cảm xúc nghẹn ngào
Lời ca Việt Khang khí thế dâng trào
Vang khắp cùng Thế giới, tới đồng bào
Đảng bán nước, cùm chân người yêu nước
Bốn năm trước, bao triệu người thổn thức
Nhìn Việt Khang hiên ngang bước vô tù
Bốn năm oan khiên, tù tội, diệt trù
Nay luật rừng đã tới ngày mãn hạn
14 tháng Chạp, Việt Khang tung cánh nhạn
Với anh em cùng thế hệ sắt son
Tiếp tục góp phần tìm lại mùa Xuân
Mùa xuân Việt Nam đã mất bao lần
Phá mây mù Cộng bao trùm đất nước
Với anh em trẻ và thế hệ đi trước
Cùng một lòng quyết giải cứu quê hương
Ơi Việt Nam, Ơi Quốc Tổ mến thương!
Xin phù hộ quê hương đang nguy biến...

Kỷ niệm 67 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

CTV Danlambao - Ngày 6/12/2015 tại Chùa Liên Trì (Sài Gòn) đã diễn ra buổi Lễ kỷ niệm 67 năm ngày Quốc tế Nhân Quyền (10/12/1948- 10/12/2015). 

Tham dự dự buổi lễ Kỷ niệm có đại diện của một số hội/nhóm Xã hội Dân sự Độc lập như Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Nhà Báo Độc Lập, Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, Hội Thánh Tin Lành Menonite, một số nhà hoạt động Nhân quyền và bà con dân oan...

Nghệ An: CA đánh đập dã man luật sư Nguyễn Văn Đài

Khuôn mặt bầm tím của LS Nguyễn Văn Đài sau khi bị CA đánh đập dã man. Ảnh: Facebook Dũng Nguyễn Quân.
CTV Danlambao - Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ vừa bị CA cộng sản đánh đập dã man sau khi tham gia phổ biến kiến thức về nhân quyền cho người dân.

Vụ hành hung diễn ra vào lúc 17:30’, chiều ngày 6/12/2015, tại khu vực thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Bị đánh vì phổ biến kiến thức nhân quyền 

Trước đó, vào sáng cùng ngày, ông Đài đã đứng ra tổ chức một lớp học về nhân quyền tại giáo xứ Vạn Lộc, thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 

Đây là một hoạt động mang tên “Tuần lễ Nhân quyền cho Việt Nam”, do Hội Anh Em Dân Chủ tổ chức tại các địa phương khác nhau nhằm vinh danh Ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12 năm nay.

Được biết, buổi học đã có sự xuất hiện của một số viên CA thường phục kéo đến theo dõi và gây rối.

Happy Human Rights Day

Làm thế nào để ngừa phản động biểu tình

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trong khi nhân dân cả nước đang cố nhịn ăn nhịn mặc mặc, chịu khó chen chúc trên lẫn dưới gầm giường bệnh viện, thầy cô học trò quên cầu lội suối đu giây đến trường v.v... để dồn hết công sức tiền bạc tài nguyên đất nước xây dựng tượng đài bác khắp ba miền Bắc Trung Nam, thì bọn phản động lại bày trò xuống đường bảo vệ cây xanh trước kế hoạch đốn cây sống trồng cây chết, chặt cây ông trồng cây chắt, là chủ trương lớn của lãnh đạo các thành phố và Hà Nội, thủ đô của phẩm giá cây cổ thụ gỗ quý truyền thống lâu đời (Thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tàu, gọi là... "phẩm giá con người"), khiến đảng ta phải bỏ của bỏ người đi lập tòa án kéo dài hai ngày 9 và 14 Tháng 12 tới đây.

Làm thế nào để ngăn ngừa bọn phản động gây rối trật tự là một đòi hỏi cực kỳ bức xúc đối với tiền đồ của tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đối với sống còn của nước “Việt Nam chỉ mới xuất hiện trên bản đồ thế giới từ ngày có Đảng”; nếu mình mất, là VN cũng biến khỏi bản đồ thế giới là điều không thể nào coi được.

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị công an Nghệ An giả danh côn đồ đánh đập dã man




Trần Quang Thành (Danlambao) - Vào lúc 5:30’, chiều ngày 6/12/2015, tại khu vực thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Luật sư Nguyễn Văn Đài và một số thân hữu Hội Anh Em Dân Chủ đã bị công an tỉnh Nghệ An giả danh côn đồ đánh đập dã man sau khi tham gia phổ biến kiến thức về nhân quyền cho người dân.

Vừa về đến nhà lúc 6:00 sáng 7/12/2015, từ Hà Nội luật sư Nguyễn Văn Đài đã tố cáo hành động dã man của công an Nghệ An qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Mặc đồ Tàu, mặc đồ Ta. Giữa hai người ấy, nên bắt ai?

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Dù nhà cầm quyền nước CHXHCNCC có ăn gian nói dối cách mấy và bọn bồi bút phụ họa tài tình đến đâu, người lương thiện ai cũng biết lý do Nguyễn Viết Dũng bị Côn An bắt trong khi xuống đường đi quanh bờ hồ Hoàn Kiếm để bảo vệ cây xanh ngày 12/4/2015 là vì y phục trên người cậu “có dấu hiệu” của bóng ma Quân phục của Quân đội Miền Nam trước 1975.

Nhưng nếu vì sợ cái hơi hướng của thù địt gây ảnh hưởng xấu cho “môi trường”, thì kẻ đáng bị bắt chước hơn ai hết phải là bác Hồ.

“Đụng tới” bác Hồ, có bạn mới đọc đến đây chưa hiểu đầu đuôi, đã vội sững cồ, lên án người viết xúc phạm đến cha già DT.

Tác giả rất thông cảm với tấm lòng sắt son trước sau như một đối với cha già DT, dù hình ảnh cha già DT trước khi có Anh Nét khác, sau khi có Anh Nét khác, nhưng quý vị vẫn một dạ thủy chung với cha già DT.

Hồ vô can hay có phần trách nhiệm với đám “Cháu Ngoan” của Hồ?

Le Nguyen (Danlambao) - Thời a còng (@) có nhiều bí mật lịch sử “được” lẫn “bị” bật mí và với các công cụ thông tin hiện đại đã phá vỡ bức màn bưng bít thông tin của tuyên giáo trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Không dừng lại ở đó, các phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng đã làm vô hiệu hóa, làm phá sản các bài bản lý luận bịa đặt, hư cấu của các viện sĩ trong cái gọi là học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Cũng như nhờ vào kỹ thuật truyền thông hiện đại giúp cho nhiều người Việt Nam biết cộng sản quốc tế hay nói chính xác hơn là tình báo Hoa Nam đã tiếp tay tô vẽ hào quang huyền bí, giả tạo cho Hồ Chí Minh qua việc hổ trợ, phổ biến cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do Hồ tự biên soạn, tự diễn tả mình có đủ mọi đức tính tuyệt vời như chân thành, ngay thẳng, hy sinh, nhân ái, yêu nước, thương dân... 

Trong cuốn tự truyện dưới bút danh Trần Dân Tiên, Hồ tự bốc thơm mình, Hồ luôn viết hoa chữ NGƯỜI mỗi khi nhắc đến mình như là gã Trần Dân Tiên “vô danh tiểu tốt” đại diện khối đại đa số nhân dân bày tỏ lòng tôn kính tuyệt đối nhằm thần thánh hóa “con người ngoại hạng” tài đức song toàn không hề có thật của Hồ Chí Minh.

ĐMHCM đường "Bác" đi trùng điệp bất nhân (P1)

Người Đưa Tin (Danlambao) - Không biết đường mòn Hồ Chí Minh (ĐMHCM) chính thức khởi công từ khi nào. Theo báo cộng sản thì Võ Nguyên Giáp là người ra lệnh tiến hành ĐMHCM. Cho đến chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa. Cộng sản Bắc Việt kết thúc "thắng lợi" cho Liên sô và Trung cộng để "thống nhất" đất nước bằng sinh mạng hàng triệu bộ đội sinh Bắc tử Nam. "Đánh Mỹ cho đến người VN cuối cùng", trong đó không ít nạn nhân là phụ nữ và trẻ em chỉ để đánh cho Liên sô và Trung cộng như Lê Duẫn đã thú nhận.

Trong một lần sang Nga để xin viện trợ pháo cao xạ và tên lửa, nguyên soái Andrei Antonovich Grechko đã hỏi: "Tôi đã xem kỹ các tấm ảnh đường mòn mà đồng chí đưa. Tôi chẳng thấy xe cộ đâu cả, chỉ thấy voi".

Tôi trả lời rằng, đường mà các đồng chí thấy có voi là đường để ngụy trang, đường thật được giấu trong rừng già. (Võ Nguyên Giáp. Vnexpress. Thứ bảy, 4/10/2014 | 06:15 GMT+7) 

Nguyện ước cuối

Đỗ Trường (Danlambao) - Viết tưởng nhớ một người anh em, người bạn vừa rời cõi tạm để trở về với đất)

Có mấy tháng không gặp, thế mà hắn đã biến dạng một cách ghê gớm. Tuy còn tỉnh táo và minh mẫn, nhưng hình hài hắn như bộ xương khô đang cựa quậy trên giường. Thấy tôi, hắn tắt Tivi, hơi xoay người bấm nút, đẩy đầu giường lên cao, và chống tay định đứng dậy. Tôi bảo, hãy ngồi yên như vậy. Hắn cười, với cái cười rúm ró thay cho lời chào. Tôi nắm chặt bàn tay gầy, tái nhợt của hắn, hỏi: Có khá hơn không? Hắn lắc lắc cái đầu, vẫn không bỏ được tính diễu cợt: Bệnh này làm sao mà khá được hả bác, cầm cự như thế này là tốt lắm rồi. Ở Việt Nam, em nghẻo củ tỏi từ lâu rồi.

Năm 2015 - Kinh tế Việt Nam và những mâu thuẫn

Trần Quang Thành (Danlambao) - Năm 2015, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá, trong khi kinh tế thế giới tốc độ tăng trưởng giảm. Nguyên nhân góp sức làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu mà phấn đóng góp lớn nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam năm 2015 lại giảm do đóng góp của ngành kinh tế nội địa không cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp có phần suy giảm.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã đưa ra một vài nhận xét về kinh tế Việt Nam năm 2015 qua cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.

Nội dung như sau - mời quí vị cùng nghe:



40 năm sau - Lật lại hồ sơ 16 tấn vàng

Hà Việt Tĩnh (Danlambao) - Câu chuyện 16 tấn vàng đã là một đề tài úp mở trong dư luận suốt gần bốn thập niên kể từ biến cố 30-4-1975, sau khi miền Nam VN rơi vào ách thống trị của chế độ CS Bắc Việt. Người hiểu biết sự việc thì ít, phần đông người dân cả hai miền Nam-Bắc chỉ biết mù mờ qua những tuyên bố của các giới chức đảng cộng sản, cho rằng Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chở theo 16 tấn vàng trong ngân khố VNCH khi cùng gia đình đi ra khỏi nước ít ngày trước cuối tháng 4/75.

Đa số người dân miền Nam tỏ ra thờ ơ với 16 tấn vàng, bởi tài sản của người dân miền Nam bị tiêu tán, cướp đạt còn gấp mấy ngàn lần số vàng “vô thừa nhận” ấy. Hơn nữa người dân miền Nam vốn từng sống dưới một chế độ thẳng thắn, lành mạnh, trong đó có những người lãnh đạo của họ, và họ cũng đã có quá nhiều kinh nghiệm về sự tráo trở, vu chụp, đổi trắng thay đen của người Cộng sản nên hầu như không có ai tin là TT Nguyễn Văn Thiệu đã chở theo 16 tấn vàng để làm của riêng. Ngược lại, người dân sống dưới chế độ CS miền Bắc, họ từng quen với chính sách tuyên truyền, cai trị bằng các biện pháp bưng bít, lừa bịp, vu chụp hàng chục năm rồi, nên họ tin theo đảng, khi miền Nam bị đánh ngã, đảng đem lại chiến thắng. Lâu dần, qua thời gian và thực tế đời sống kinh tế và nề nếp xã hội miền Nam, họ bắt đầu “phản tỉnh” nhìn ra thật giả, đúng sai, để thấy sự dối trá, bịp bợm của đảng, họ bắt đầu mất hết niềm tin...

Phiên tòa xét xử vụ Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ)

LS Võ An Đôn - Vụ án này được xét xử công khai vào lúc 08 giờ 30, ngày 09 và 14/12/2015 tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm. Địa chỉ: số 51, phố Lò Sũ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Diễn biến vụ án như sau: Nguyễn Viết Dũng (biệt danh Dũng Phi Hổ) là con trai duy nhất trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Từ nhỏ Nguyễn Viết Dũng thể hiện là một cậu bé thông minh, hiếu học, bạn bè quý mến. Năm học lớp 12, Dũng tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đạt giải nhất cuộc thi tháng, sau đó thi đỗ vào trường Đại học bách khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An năm 2004, học đến năm thứ 3 thì Dũng bị đuổi học vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Sau khi bị đuổi học Nguyễn Viết Dũng trở về nhà làm nông phụ giúp gia đình, trong thời gian bố mẹ đi làm thuê vắng nhà, Dũng đã tự tay làm lá cờ vàng ba sọc đỏ treo trên nóc nhà vào ngày 30/4/2014, vì nhà của Dũng nằm ở trung tâm địa bàn giáp ranh ba xã (xã Phúc Thành - xã Hậu Thành - xã Lăng Thành) nên rất nhiều người dân nhìn thấy lá cờ, hiếu kỳ đến xem rất đông, cùng với lực lượng an ninh đến bao vây phong tỏa nhiều ngày liền, làm náo động cả một vùng quê.

Ngày 02/4/2015 Nguyễn Viết Dũng thành lập Đảng Cộng Hòa và Hội những người yêu quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hướng đến giá trị nhân bản, yêu nước, thương nòi… Ngày 09/4/2015, Dũng ra thông báo sẽ tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh cùng với người dân Hà Nội và gặp gỡ Nhóm những người yêu quân lực VNCH. Tối ngày 11/4/2015, một mình Dũng đi xe máy từ tỉnh Nghệ An ra Hà Nội tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh.

Sáng ngày 12/4/2015, một nhóm khoảng 150 người Hà Nội đi tuần hành bảo vệ cây xanh quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hội những người yêu quân lực VNCH của Dũng gồm 05 người, mặc áo thun đen có in hình biểu tượng quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước ngực, đi theo sau đoàn người nêu trên. Đến khoảng 11 giờ trưa thì nhóm của Dũng tách riêng, đi về phía nhà thờ lớn kêu nước giải khát uống và thảo luận thì lập tức bị bắt về trụ sở Công an phường Hàng Trống làm việc.

Nguyễn Viết Dũng bị bắt giam và truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo qui định tại khoản 2, Điều 245 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù. Vì các cơ quan tố tụng cho rằng Dũng là người kêu gọi nhiều người đi tuần hành bảo vệ cây xanh gây mất an ninh trật tự. Nhưng sự thật thì việc đi tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội ngày 12/4/2015 không phải do Nguyễn Viết Dũng tổ chức, mà Dũng chỉ là người đi theo sau.

Điều trớ trêu thay là có khoảng 150 người đi tuần hành bảo vệ cây xanh, nhưng chỉ một mình Nguyễn Viết Dũng bị bắt giam và truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”, những người còn lại thì chẳng có ai bị gì hết, trong khi Dũng chỉ là người đi theo sau và đi rất trật tự.


05/12/2015

LS Võ An Đôn

Việt cộng tuyên thệ trung thành với tổ quốc!?

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Kể từ ngày 02/09/1945 đến nay dưới sự cai trị của đảng cộng sản (30 năm ở miền Bắc và 40 năm trên toàn lãnh thổ), nước Việt Nam có tất cả là 9 Chủ Tịch nước, 6 Thủ Tướng chính phủ, 8 Chủ Tịch Quốc Hội do đảng cộng sản bầu ra. Từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng là chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc Hội đầu tiên đến Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng là đương kim chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc Hội hiện nay không có cá nhân nào tuyên thệ trước đồng bào Việt Nam là họ TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC, NHÂN DÂN VÀ HIẾN PHÁP của hai nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ngày hôm nay (70 năm sau) theo tin tức của đài VOA(*) thì một trong các nội quy kỳ họp Quốc Hội/CSVN sửa đổi mới được thông qua sáng 24/11/2015 và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2016 là:

Thủ Tướng, Chủ Tịch nước, Chủ Tịch Quốc Hội và Chánh Án tòa án nhân dân tối cao Việt Nam phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp khi nhậm chức. Người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao và phải đứng trước quốc kỳ tuyên thệ với thời gian không quá 3 phút.

Chiếu theo tinh thần của nội quy vừa mới được thông qua ngày 24/11/2015 ở trên của Quốc Hội/CSVN chúng ta thấy gi?

1- Đối với đảng cộng sản thì lòng trung thành với tổ quốc, với nhân dân là một sự bắt buộc, do đó họ nói - PHẢI TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC, NHÂN DÂN VÀ HIẾN PHÁP - chứ không phải như chúng ta thường nghĩ: Là công dân của một nước thì trung thành với tổ quốc và dân tộc của mình là chuyện đương nhiên không cần phải đặt thành vấn đề.

Đã là người ai không yêu tổ quốc
Yêu giống nòi từ lúc mới sinh ra.

Tuy nhiên với người cộng sản thì không phải vậy, hảy nghe Tố Hữu nói lên tâm tư nguyện vọng của người cộng sản Việt Nam:

Thương biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin.

Chính vì vậy mà nhạc sĩ Việt Khang đã đau đớn viết ra bài hát "Việt Nam Tôi Đâu?" để khóc cho tổ quốc của mình sau 70 năm bị cộng sản cai trị.

2- Trong 70 năm qua, đảng cộng sản Việt Nam có một nơi nào đó cao hơn tổ quốc Việt Nam, có một loại người nào đó xứng đáng hơn dân tộc Việt Nam để họ trung thành, do đó dù là Chủ Tịch nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội của nước Việt Nam nhưng họ chưa bao giờ tuyên thệ trung thành với tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Điều 4 của Hiến Pháp và phương châm 16 chữ vàng 4 tốt của đảng và nhà nước CHXHCN/VN đã cho nhân dân Việt Nam biết tổ quốc của họ ở nơi nào và nhân dân của họ là ai.

3- Với quy định bắt buộc Chủ Tịch nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp mà Quốc Hội cộng sản Việt Nam vừa mới thông qua ngày 24/11/2015 đã chứng tỏ rằng trong suốt 70 năm qua đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam nhắm mắt, cúi đầu theo lệnh của Liên Sô, Tàu đem chủ trương, đường lối, chính sách của cộng sản quốc tế, của Liên Sô và Trung cộng áp dụng vào Việt Nam, lấy Việt Nam làm nơi thí nghiệm cho chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội mà không cần biết sau đó tổ quốc của mình sẽ đi về đâu, nhân dân của mình sẽ như thế nào.

4- Với quy định bắt buộc Chủ Tịch nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp mà Quốc Hội cộng sản Việt Nam vừa mới thông qua ngày 24/11/2015 đã chứng tỏ rằng trong suốt 70 năm qua đảng cộng sản và các cá nhân do đảng bầu ra làm Chủ Tịch nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội đã không trung thành với tổ quốc, nhân dân Việt Nam ngược lại họ đã dùng tổ quốc và nhân dân Việt Nam như là một phương tiện để phục vụ cho lý tưởng và thế lực mà họ trung thành đó là chủ nghĩa Cộng sản và hai nước đàn anh Liên Sô và Trung Cộng.

5- Theo ngôn từ mà nói thì câu chữ "Thủ Tướng, Chủ Tịch nước, Chủ Tịch Quốc Hội và Chánh Án tòa án nhân dân tối cao Việt Nam phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp khi nhậm chức" cũng cần được phân định rõ ràng để tránh ngộ nhận, lạm dụng sau này.

Đối với người cọng sản thì yêu "nước - tổ quốc" là yêu chủ nghĩa xã hội", cũng như hai chữ "nhân dân" chỉ để chỉ những người dân có công với đảng với "cách mạng" (theo định nghĩa của Đại Tá Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Đăng Thanh) vậy thì trong nội quy vừa được Quốc Hội/CSVN phê chuẩn hôm 24/11/2015 thì nhóm chữ "trung thành với tổ quốc, nhân dân" là trung thành với tổ quốc Việt Nam hay trung thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trung thành với người Việt Nam có công với đảng, với cách mạng hay trung thành với 93 triệu người dân Việt Nam?

Cũng đảng đó (đảng cộng sản), cũng đường lối, chính sách đó, cũng cơ chế đó, cũng những con người đó trong 70 năm qua họ không thèm tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân gì ráo, thì hôm nay dù có tuyên thệ hay không cũng không có ý nghĩa gì, chẳng qua vì thời thế xoay chiều, lòng dân phẫn uất nên đảng cộng sản phải bày trò để qua mặt nhân dân.
Tổ quốc, nhân dân Việt Nam không cần những hình thức, lời nói sáo rỗng, bịp bợm như vậy, điều họ cần là giải thể chế độ độc tài toàn trị, bãi bỏ đều 4 hiến pháp hiện nay, sau đó từng bước xây dựng thể chế dân chủ với tam quyền phân lập để toàn dân thật sự có tự do đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, tổ quốc.

04/12/2015


Cái gì của Xê-da hãy trả lại cho Xê-da, cái gì của môn sử hãy trả lại cho môn sử

Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - …Khi những tiếng đì đùng của loạt đại bác đón chào ông Tập Cận Bình Tổng bí thư đảng - Chủ tịch nước CHND Trung Hoa chưa kịp lắng xuống, kế là hình ảnh ông này cùng bà vợ xinh đẹp hiên ngang bước trên thảm đỏ được 2 hàng thiếu nữ Việt Nam rải hoa dẫn vào phòng Diên Hồng của Quốc Hội CHXHCN Việt Nam, để ông lớn tiếng rao giảng cho Ban lãnh đạo Việt Nam cùng 500 ông bà Nghị đang nhóm họp về những “Đại Cục” và "Tiểu Cục" trong quan hệ giữa 2 nước… tất cả chưa kịp phai mờ thì chỉ ngày hôm sau thôi trên quốc đảo Singapore xinh đẹp, ông Tập đã làm BLĐ Việt Nam ngơ ngác trước những tái khẳng định chủ quyền là “không thể chối cãi” của Trung Quốc đối với Biển Đông và các nhóm đảo trong vùng biển này.

Hàng thần lơ láo

Tình thế Địa - Chính Trị của Việt Nam lúc này là rất xấu. Nhiều vị trí quan trọng trên đất liền, Biển Đông bị Trung Quốc phong tỏa, Hoàng Sa và một phần Trường Sa đã rơi vào tay Trung Quốc, Việt Nam ngày càng lún sâu vào sự phụ thuộc Trung Quốc…, Sự chào đón Thái Thú họ Tập nồng hậu quá mức bình thường mang thông điệp “Đánh đổi liêm sỉ và lòng tự trọng lấy yên ổn và tiền bạc…” đang còn là niềm cay đắng của cả dân tộc… thì ban lãnh đạo Bộ GD-ĐT lại chọn đúng thời điểm đó để đưa ra phương án sẽ tích hợp môn Lịch Sử vào môn Giáo Dục Công Dân và môn Giáo Dục Quốc Phòng thành bộ môn mới là “Công Dân với Tổ Quốc”. Nếu phương án này trở thành hiện thực thì hiển nhiên bộ môn Lịch Sử bị mất đi tính độc lập vốn có của một bộ môn liên quan nhiều nhất đến ý thức công dân, đến lòng yêu nước, đến thái độ cộng đồng…

Một “Việc Lớn” như thế, được mưu sự vào thời điểm quá nhậy cảm này, BLĐ Bộ giáo dục đã tự đưa mình vào thế “Trăm dâu đổ một đầu tằm” và phải một mình gánh chịu sự căm phẫn của công luận trước những dự định mà tôi dám chắc không phải chỉ một mình BLĐ Bộ GD nghĩ ra. Và uy tín của ngành GD - ĐT những ngày này, hầu như đã hoàn toàn tan hoang trước sự nổi giận của dư luận trong và ngoài nước và thế là…

- “Bỏ môn Sử - Một âm mưu đốt gia phả dân tộc” (KM), 
- “Môn Sử cần được “Phục Sinh” vì bao nhiêu năm qua, cũng như môn Văn… môn Sử đã bị chính trị hóa đến mức tê liệt” (Bauxite. VN).
- “Hãy trả môn Sử cho chính Lịch Sử” (Hữu Nguyên)
- “Hình như BGD thích chọc tức dư luận” (Mạc Văn Trang) 
- “Một kiểu tẩy xóa ký ức dân tộc” (Nguyễn Văn Tuấn)
- “Tích hợp hay phân rã” (Tương Lai)
- “Dậy môn Công Dân với Tổ Quốc nhưng Tổ Quốc tên gì?” (HSP)
- “Xóa môn Sử là triệt tiêu tinh thần dân tộc” (Văn Chu)
…….

Cuộc “Ném Đá” chỉ tạm lắng xuống khi Quốc Hội 13 đang nhóm họp phải vội vàng đưa ra Nghị Quyết đặt môn Lịch Sử vào vị trí của một bộ môn độc lập. Tôi nghĩ rằng sự nổi giận nào cũng không tránh khỏi sự “Hưng Phấn” có phần thái quá do không kiểm soát được. Tôi không tin là BLĐ Giáo Dục có thể một mình mà dám mưu sự những việc tầy đình như thế. Dù dân tộc có bị liệt kháng đến đâu sau 70 năm bị ĐCS dắt đi như dắt Trâu Bò thì vẫn không dễ gì dân tộc này cho phép họ có thể làm được việc đó. Trong sự kiện này BLĐ Giáo Dục Việt Nam cũng chỉ những “Thợ dậy tầm thường”, là con tốt đen trên bàn cờ thời cuộc, một thứ “Con Ngựa thành T- roa” của những thế lực nào đây? Câu hỏi này xin dành cho những ai vẫn còn tự thấy lưu chuyển trong cơ thể mình là dòng máu Lạc Hồng bất tử.

Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân”, khi BLĐ Giáo dục đưa ra phương án “Tích hợp” cũng chính là lúc họ bầy tỏ sự coi thường môn Lịch Sử là không thể chối cãi. Bị Quốc Hội dồn đến chân tường, ngài Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận đã tự thể hiện mình là một BT rất yếu kém, không đủ tâm và tầm khi đưa ra một lời chống chế quá ư lỏng lẻo, khôi hài và kém thuyết phục rằng “Tích hợp bộ môn Lịch Sử vào 2 bộ môn kia là đề cao môn Sử!

Đem môn Sử hòa tan vào các môn GDCD và GDQP chứ không phải tích hợp 2 môn đó vào môn Sử. Chưa hết trong các nhà trường ở Việt Nam hiện nay 2 môn này còn phụ hơn là bản thân môn Sử và ở nhiều nơi, giờ học GDCD và GD QP chỉ là giờ “Giữ Trẻ Lớn”, là giờ để cả thầy và trò xả căng thẳng mà thôi. Tôn trọng và đề cao môn Sử theo kiểu đó sao?

Ngày 20 - 11 - 2015 vừa qua, tôi mang những tâm sự này trao đổi với một giáo viên dậy Sử năm nào cũng soán ngôi là giáo viên giỏi. Bằng một thứ ngôn ngữ của người đã hết sinh khí khi đã giã từ bục giảng, anh nói với tôi:

“Cuộc “Ném Đá” vừa rồi phần nào mang tính “Hội Chứng Đám Đông”. Người ta chỉ hốt hoảng lo sợ “Gia phả - Căn cước của giống nòi bị đốt phá, sợ tinh thần dân tộc bị triệt tiêu, sợ con cháu sau này ngoảnh mặt đi trước ông cha. Họ không nghĩ thứ “Lịch Sử” mang đi tích hợp là thứ “Lịch Sử” chỉ chứa đựng 30 % là sự thật 70 % là dối trá, là thứ lịch sử đã bị chính trị hóa đến mức tê liệt và bị người học chối bỏ. Thứ Lịch Sử đó chỉ có mỗi một chức năng kể lể công lao của đảng của Bác suốt mấy chục năm nay.

Thử hỏi có thuyết phục được nhau không khi cái đọng lại trong đầu học sinh sau những giờ Lịch Sử chỉ là “Ta luôn luôn thắng, Địch luôn luôn thua” là “Ta là chính nghĩa – Địch là phi nghĩa” là “Ta là tốt đẹp – Địch là xấu xa”, “Ta là phơi phới đi lên – Địch là ngụy, là lụi tàn và đi xuống”.

Thử hỏi, giáo dục lòng yêu nước cái gì khi cả thầy cả trò cùng nhau phải tung hứng những anh hùng dởm, không có thật trên cõi đời này như kiểu anh hùng chống Pháp Lê Văn Tám, anh hùng chống Mỹ Nguyễn Văn Bé…Tôi nghĩ rằng tích hợp thứ “Lịch Sử” đó với 2 bộ môn quá phụ GDCD – GDQP…còn báo hại thêm cho 2 bộ môn vốn đã quá là bị coi thường này. 

Phòng thi môn Lịch Sử

Một cơn mưa giấy lộn là sách vở tài liệu môn Sử…

Giáo dục lòng yêu nước cái gì mà Hai Bà Trưng chống lại ai cũng không dám nói! Yêu nước thương nòi cái gì mà trận chiến Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, cuộc chiến biên giới Tây Nam và cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 không được nhắc đến. Học sinh Việt Nam nghĩ gì về bộ môn Lịch Sử mà phòng thi chỉ có mỗi 1 thí sinh nhận thi môn môn này! 

Thử hỏi Lịch Sử là Lịch Sử nào mà học trò vui mừng xé sách vở tạo nên những cơn mưa giấy lộn trắng sân trường, khi biết không phải thi môn Sử. Như thế thì môn Sử có xứng là Quốc Sử trong đời sống học đường ngày nay hay không? Tôi nghĩ rằng thứ Lịch Sử đó không chỉ tạo ra những thế hệ tật nguyền về nhân cách đối với người học mà nó cũng làm băng hoại cả danh dự cùng uy tín của người thầy trong sứ mạng rao giảng.

Môn Lịch Sử đó… đã nhiều lần mang lại danh hiệu dậy giỏi cho tôi, mang lại lương tháng cho tôi, nhưng chưa bao giờ mang lại sự yên ổn trong tâm hồn tôi. Tôi lấy làm khó hiểu là những đồng nghiệp đang ngày ngày đứng trên bục giảng bộ môn này ít người bộc lộ chính kiến riêng của mình trong cuộc tranh luận này quá. Chỉ thấy những tiếng la ó của các vị mũ cao áo dài trong giới Sử học ở tầng chóp bu, còn giáo viên Sử cùng lớp lớp học trò ở mọi cấp học… hình như họ đã an phận là những con chuột bạch cho những thí nghiệm vớ vẩn mà thôi”.

Tôi không ngờ BLĐ Bộ Giáo Dục lại dễ dàng đưa ra chủ trương “Tích Hợp” một cách hấp tấp đến thế. Theo tôi vấn đề quan trọng không phải là coi “Tích Hợp” là tốt hay “Tích Hợp” là xấu. Vấn đề quan trọng và cần làm ngay lúc này là: Hãy trả lại những giá trị trung thực cho bộ môn Lịch Sử, bộ môn quan trọng hàng đầu trong việc hình thành ý thức cộng đồng như câu nói nổi tiếng:

“CÁI GÌ CỦA XÊ - DA HÃY TRẢ LẠI CHO XÊ – DA.
CÁI GÌ CỦA THIÊN CHÚA HÃY TRẢ LẠI CHO THIÊN CHÚA”.

Chỉ có con đường đó… mới chấm dứt được cảnh phòng thi Sử chỉ có 1 thí sinh, thầy giáo dậy Sử mới thực sự được là những người nuôi dưỡng lòng yêu nước cho thế hệ trẻ và họ mới thoát được cái sứ mạng bất đắc dĩ phải vào vai những cán bộ tuyên giáo xoàng xĩnh của Đảng, với những giờ dậy tẻ nhạt, lạc lõng cùng những sân trường trắng xóa là giấy lộn có nguồn gốc là sách vở và tài liệu ôn thi dành cho môn Sử./.

Hà Đông 12 – 2015.

Nguyễn Thượng Long

- Nguyên giáo viên dậy Địa Lý Hà Tây. Thanh tra Giáo Dục Hà Tây.
Nơi ở: Số nhà 4 - Ngõ 102 – Ngách 12 – Đường Văn La – Hà Đông – Hà Nội.
ĐT 0433521066 & 01652323836
Email: nguyenthuonglong571@gmail.com

Dân oan 3 miền Bắc - Trung - Nam tiếp tục biểu tình đòi quyền tư hữu đất đai

Trần Quang Thành (Danlambao) - Sáng nay 4/12/2015, nhiều tốp dân oan 3 miền Bắc - Trung - Nam đã vượt qua thời tiết giá lạnh, tiếp tục biểu tình trước trụ sở tiếp dân của Đảng và Nha nước ở 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội đòi giới cầm quyền cộng sản Việt Nam trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân.

Nhiều biểu ngữ đã bị công an tước đoạt khi đi diễu hành đòi công lý ở tượng đài Lý Thái Tổ và quanh hồ Hoàn Kiếm hôm trước 3/12/2015, hôm nay lại xuất hiện những biểu ngữ mới tố cáo quan chức cộng sản tham nhũng, làm giàu bằng cách tước đoạt đất đai, tài sản của dân. Nổi bật vẫn là biểu ngữ “Đảng cộng sản còn, chế độ công an trị còn, dân ta còn mất hết quyền làm người” và bà con đã hô vang “Đả đảo đảng cộng sản”, “Trả quyền tư hữu đât đai cho dân”.

Sau đây là một số hình ảnh cuộc biểu tình sáng nay 4/12/2015 do chị Trương Thanh Quang, dân oan tỉnh Tiền Giang ghi lại.







Tù oan, đừng để nước mắt rơi thêm nữa!

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (một ngày trong tù dài bằng nghìn năm tự do bên ngoài). Nếu ví như vậy thì hơn 17 năm ở tù (mà tù oan ức) của ông Huỳnh Văn Nén nó sẽ dài ra như “vạn lý trường thành” của đời người, bởi ngoài sự khắc nghiệt kham khổ của đời sống tù nhân bị án chung thân thì bên trong song sắt lạnh lùng cô đơn với nổi đau đoạn trường sẽ nhân lên bội phần khi người tù này còn trăn trở mòn mỏi với khắc khoải uẩn khúc cay đắng tủi nhục oan khiên “tội ác ai làm mà mình phải chịu”, “cay đắng đó, dù chỉ một ngày thì cũng không ai muốn nếm trải”. Lời ông Huỳnh Văn Nén (BBC).

8g30 Sáng 3.12 tại UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, đại diện VKSND, TAND và Công an tỉnh đã tổ chức buổi xin lỗi công khai ông Huỳnh Văn Nén và gia đình về bản án oan sai hơn 17 năm tù mà ông Nén gánh chịu, còn nhiều việc mà bổn phận và trách nhiệm của các cơ quan liên quan phải chu toàn tiếp theo sau phần “xin lỗi” này với nạn nhân, ông Nén và gia đình. 

Tuy nhiên, nhiều người có mặt trong buổi xin lỗi “lịch sử” này còn chứng kiến những giọt nước đã mắt rơi xuống từ cả hai phía: Người nhằm lẫn kết “án oan” và người bị “tù oan”.

Bà Trần Thị Thiên Hương - phó chánh tòa Bình Thuận 
khi đọc lời xin lỗi gia đình ông Huỳnh Văn Nén đã nghẹn lời bật khóc.

Đáp từ lời xin lỗi, Ông Huỳnh Văn Nén mắt cũng lệ rơi

Dù rơi xuống trên cung bậc nào thì những giọt nước mắt ấy cũng biểu cảm vào hai trạng thái “Buồn và Vui”. Nạn nhân Huỳnh Văn Nén vui vì được tự do lẫn với tủi thân bởi oan ức, còn quan tòa Trần Thị Thiên Hương lệ buồn nhỏ xuống vì hối hận qua lời tạ lỗi: 

"…thật là oan trái. Những thiệt hại mất mát này không ai có thể thấu hiểu bằng chính bản thân ông Huỳnh Văn Nén và gia đình ông. Chúng tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc và hứa sẽ không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để trong thời gian tới không còn một người nào, một gia đình nào phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi do bị điều tra, truy tố và xét xử kết án oan."(Trần Thị Thiên Hương - phó chánh tòa Bình Thuận) (1)

Cảm nhận được sự chân thành, tuy nhiên có một thiếu sót rất lớn, không thể không đề cập, (vô tình hay tự ái?) mà bà quan tòa đại diện cho 3 cơ quan VKSND, TAND và Công an tỉnh, trong toàn văn lời thư xin lỗi (1518 chữ) không có một chữ nào nhắc đến (chứ chưa nói cám ơn) 2 con người (có mặt trong buổi xin lỗi) mà nếu không có họ thì cái “nút thắt” của vụ oan án này đầy khả năng sẽ không bao giờ được tháo ra và 3 cơ quan điều tra tố tụng này cũng sẽ không có dịp “rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc”. Đó là 2 “hiệp sĩ” ông Nguyễn Thận (nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh) và nhất là Anh Nguyễn Phúc Thành (bạn của hung thủ) người mà dù bị hung thủ đe dọa giết nhưng vẫn ít nhất là hai lần làm đơn ký tên chịu trách nhiệm để tố cáo hung thủ. 

(Nguyên CT/UB xã ông Nguyễn Thận và Anh Nguyễn Phúc Thành) 

Đơn tố cáo được anh Nguyễn Phúc Thành 
viết tại trại giam Sông Cái năm 2000. 
Để thư tới được đúng địa chỉ, 
Thành đã gửi đi nhiều bản 
qua nhiều kênh khác nhau - Ảnh: M.Vinh

Nhận lỗi với chính nạn nhân của mình, tất nhiên rồi, nhưng hàm ân từ 2 “hiệp sĩ” này là không nhẹ chút nào, bởi vì không có lòng dũng cảm và nhân ái của họ (Nguyễn Thận&Nguyễn Phúc Thành) thảo đơn và bôn ba cùng gia đình ông Nén đi kiến nghị kêu oan khắp nơi thì Viện trưởng VKSND Tối cao sẽ không có kháng nghị và Tòa hình sự TAND Tối cao cũng vì thế sẽ không xét lại bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận để hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm buộc điều tra lại theo thủ tục chung thì hôm nay nạn nhân Huỳnh Văn Nén vẫn còn thi hành án oan mà 3 cơn quan pháp luật tỉnh Bình Thuận sẽ không thấy sai sót, không thấy được lỗi của mình. 

Qua đó, chúng ta và các cơ quan điều tra tố tụng của “nhà nước, đảng ta” không thể phủ nhận một điều: Khi một bản án tòa đã tuyên nhưng tiếp theo sau là phản ứng bất bình vọng lại từ xã hội, tất yếu bản án ấy “có vấn đề”. 

Bởi phải có “vấn đề” thì dư luận mới phản đối, dù méo mó nhưng không thể bác bỏ hiển nhiên 1 viên gạch 6 mặt cắt hấp thu lượng ánh sáng đâu bằng 100 viên kề bên. Nhưng trong cơ chế “độc tài CS” như luật bất thành văn một bị can kết án rồi thì cơ may thoát tội là rất khó, bởi bị can được minh oan là một mối nguy cho cơ quan điều tra xét xử bị xử lý trách nhiệm vì vậy người ta sẽ tìm cách buộc tội cho đến cùng, bằng mọi cách, mà nhục hình mớm cung buộc ký biên bản nhận tội rất phổ biến.

Điển hình như vụ án oan chung thân của ông Nguyễn Thanh Chấn (Tỉnh Bắc Giang), nạn nhân đã bị buộc phải cầm bút viết thư về cho vợ nói rằng mình đã phạm tội. Ông may mắn vì có cha là liệt sĩ nên được ân giảm mức án tử hình xuống chung thân nếu không thì thân xác đã mục rữa, trước khi thủ phạm ra đầu thú. Có một cái gì đó như là tội ác trong biện pháp điều tra kiểu này, mà trường hợp Huỳnh Văn Nén cũng sẽ giống hệt như vậy… nếu không có những phản ứng tích cực từ cộng đồng công luận.

Đại diện các cơ quan thực thi pháp luật, trong thư xin lỗi, vang vọng lời này: "Chúng tôi... hứa sẽ không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để trong thời gian tới không còn một người nào, một gia đình nào phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi do bị điều tra, truy tố và xét xử kết án oan." (1) (Trần Thị Thiên Hương - phó chánh tòa Bình Thuận)

Mà một trong những điều rất quan trọng, không chỉ riêng cho các cơ quan thực thi pháp luật Bình Thuận học tập là: “Đừng thờ ơ với những tiếng vọng lương tâm” mà lương tâm chính là cái thiện tâm, đặc tính sẵn có trong mọi con người - Cũng giống như 2 ông Nguyễn Thận và Nguyễn Phúc Thành, dù không phải thân nhân ruột thịt với Huỳnh Văn Nén nhưng lương tâm của họ xác quyết đây là bản án “oan” mà vì đạo làm người không thể ngoảnh mặt với nổi đau đồng loại buộc họ lên tiếng dù chẳng có lợi lộc gì.

Tương đồng như vậy, ngày 24/05/2015, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và 36 tổ chức khác trong và ngoài nước chung một kiến nghị yêu cầu nhà nước Việt nam trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm tại các nhà tù Việt nam, vì viết blog hay kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người không thể coi là hành vi khiến cho tất cả bị kết án là tội phạm.

trong thời gian tới không còn một người nào, một gia đình nào phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi do bị điều tra, truy tố và xét xử kết án oan."(Trần Thị Thiên Hương - phó chánh tòa Bình Thuận) 

Thì ngay bây giờ, đừng để người kết “án oan” và người bị “tù oan” nước mắt phải rơi thêm nữa thì nhà nước và đảng CSVN hãy làm như Chính Phủ Myanmar phóng thích vô điều kiện tất cả “tù nhân chính trị” theo tiếng vọng lương tâm quốc tế và trong nước.

Thêm một lần nhắc lại điều này: Mục đích cuối cùng của một bản án là làm cho tội nhân tâm phục khẩu phục chứ không phải là khuất phục họ bằng bạo quyền, độc đoán. Vành móng ngựa ngày nay không còn là biểu tượng đơn phương của hà khắc mà là hình ảnh răn đe cho cả 2, người xử án và kẻ chịu án - “thợ mộc có thước, thợ kim hoàn có khuôn, cán bộ điều tra và xét xử thì có nguyên tắc, pháp luật” - Xã hội nào cũng cần có mọi công cụ biện pháp để trấn áp ngăn ngừa bài trừ tội phạm, nhưng điều đó không có nghĩa là được phép đạp lên giá trị nhân phẩm đạo lý và nguyên tắc để nhân danh cho sự tồn tại của một chế độ một nhà nước hay đảng phái mà gieo tai họa cho người dân vô tội, đó không phải là phương tiện để một nền tư pháp văn minh đi tới công lý. Đừng để người kết “án oan” và người bị “tù oan” cùng rơi nước mắt mà không biết vì sao!.

04/12/2015

Hành động sinh tồn

Emna Fitouri * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Dưới mắt sinh viên Emna Fitouri, cuộc nổi dậy của tuổi trẻ Tunisia vào tháng Một 2011 còn hơn cả cuộc cách mạng - cuộc nổi dậy ấy là vấn đề sống chết cho cả thế hệ.

Vào ngày 10 tháng Một 2011, tôi thấy trên Facebook người ta đang chuẩn bị biểu tình ở Tunis. Các bạn học và tôi hẹn gặp nhau bên ngoài Bộ Nội vụ vào ngày 14 tháng Một. Chúng tôi biểu tình suốt ba ngày liền, trên đường Habib Bourguiba và ở quảng trường Place de la Kasbah, ở trung tâm thành phố. Giống như đa số thanh niên Tunisia, chúng tôi đều sắp xếp mọi thứ trên Facebook. Cho nên nhiều nhà bình luận gọi cuộc cách mạng của chúng tôi là “cách mạng Facebook”. Nhưng hiện thực phức tạp hơn rất nhiều. Thật ra những mạng xã hội này chỉ là công cụ tuổi trẻ dùng để khởi sự, để kích hoạt thay đổi trong xã hội, để chống thất nghiệp và những hình thức tủi nhục khác, để bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm.

Tuy nói thế, nhưng thật là sai lầm khi coi thường hoàn toàn vai trò của internet, vì nó đã chứng tỏ là công cụ tuyệt vời trong công cuộc dân chủ hóa các nước Ả Rập, đồng thời phản ánh sự đa dạng về chính trị và văn hóa của họ. Và là vũ khí mạnh mẽ chống lại kiểm duyệt. Bây giờ, không ai có thể nói "Chính tôi. Tôi là người chỉ huy." Internet sẽ cản họ lại bằng cách tạo ra những cơ hội cho sự thảo luận mang tính xây dựng. Nó cũng dạy chúng ta “thảo luận” thật sự nghĩa là gì.

Cuộc cách mạng trước kia ở Tunisia kết thúc bằng “chuyên chính cách mạng”, bằng những hậu quả mà ai cũng biết. Hôm nay chúng tôi thuộc về “cách mạng văn minh”, bất bạo động, mà đang tiến bước đến dân chủ.

Nhưng cách mạng không hoàn toàn văn minh lắm - truyền thông và các nhà phân tích đã nói nhiều về tính chất “ôn hòa” của cuộc cách mạng này, vì tuổi trẻ tay không xuống đường. Chúng ta cần chọn từ cẩn thận. Ôn hòa, cho ai? Cho những người hết ngày này đến ngày khác co rúm người lại vì sợ hãi khi đạn bay trên đầu? Cho những người lính và cảnh sát bị dằn xé giữa bổn phận nghề nghiệp và lòng xác tín riêng? Cho những người biểu tình trẻ tuổi chưa bao giờ thấy máu đổ quá nhiều như thế? Địa ngục chúng tôi đã trải qua có thể không thảm khốc bằng địa ngục của anh em chúng tôi ở Libya, Yemen và Syria, nhưng chúng tôi vẫn trải qua nhiều lúc khủng khiếp.

Tôi thấy nhiều xác chết; tôi rất sợ hãi; tôi xỉu đi vì hơi cay…

Hàng trăm người từ Sidi Bouzid -thành phố nơi Mohamed Bouazizi tự thiêu vào ngày 4 tháng Một, và từ đấy châm ngòi cho cuộc cách mạng- đến Kasbah ở Tunis, để tham gia các cuộc biểu tình ở thủ đô. Nhiều người mang cả vợ con theo. Họ đói, lạnh và khốn khổ. Tôi giúp các hướng đạo sinh mang thực phẩm, chăn đến cho họ và giúp đỡ bác sĩ phụ trách y tế của hướng đạo.

Nhưng điều quan trọng nhất, tôi la to. Suốt nhiều ngày liên tiếp. Tôi gắng hết sức la to "CÚT ĐI!" cho tới khi Ben Ali ra đi. Tôi muốn kết liễu chế độ mà đã biến tuổi trẻ trở thành nạn nhân dễ bị tổn thương nhất của họ.

Thay vì là lực đẩy đằng sau nền kinh tế, chúng tôi đã trở thành con dê tế thần của chế độ. Điều đấy giải thích tại sao tuổi trẻ chúng tôi là những người đầu tiên nổi dậy. Thực vậy, chúng tôi đã lâm vào bước đường cùng. Một mặt chúng tôi nhận được nền giáo dục được coi là tốt nhất ở Châu Phi, nhưng, thực tế, nền giáo dục ấy không thích nghi với những nhu cầu của thị trường luôn luôn thay đổi. Trong khi ấy, chế độ không cho phép chúng tôi có việc làm và giữ việc làm. Nền giáo dục thường xuyên nhằm giúp nhân viên cập nhật các kỹ năng của họ không tồn tại ở Tunisia. Chẳng hạn, trong lĩnh vực IT, khi kỹ thuật thay đổi, các công ty chỉ cần thuê các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật phần mềm mới! Việc làm không ổn định đã trở thành căn bệnh, trầm trọng như việc các sinh viên trẻ ra trường ngay từ đầu đã không thể nào tìm được việc làm. Tôi tự hỏi liệu có một gia đình nào trong cả nước mà lại không có ít nhất một sinh viên ra trường thất nghiệp ở nhà.

Hệ thống giáo dục bấp bênh và chính sách kinh tế cực kỳ bất chấp đạo lý đã làm cho thế hệ trẻ hơn cảm thấy bị lợi dụng, bị bóc lột và nghẹt thở. Những cuộc nổi dậy đầu tiên của chúng tôi là những hành động sinh tồn. Những hành động tương lai của chúng tôi sẽ góp phần vào quá trình xây dựng quốc gia mới.

Emna Fitouri, sinh viên người Tunisia 21 tuổi, đang học tiếng Pháp năm thứ hai ở Trường Dự bị Văn khoa và Nhân văn ở Tunis.

Nguồn: Tạp chí UNESCO COURIER, số tháng Bảy-tháng Chín 2011, trang 9-10


04/12/2015

Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1