Vô cảm - Dân Làm Báo 1

Vô cảm


Bùi Lộc (danlambao) Chuyện nóng mấy hôm nay, người ta đang theo dõi xem các ngài đầy tớ dân bàn nhau về luật biểu tình ra sao và cũng mong nay mai nếu có tham gia biểu tình sẽ không còn bị đạp vào mặt hay bắt về đồn công an nữa. Cũng cứ cầu mong như thế. Chờ...

Nóng hơn là mọi người thấy ba phụ nữ một già hai trẻ đang đứng giữa phố đông người tìm công lý cho cha, chồng và con bị công an đánh chết. Trịnh Kim Tiến, người con gái xinh đẹp trong tà áo dài trắng nổi lên trong cuộc biểu tình nói lên: “Hoàng sa, Trường sa là của Việtnam”, đau buồn vất vả chạy lên chạy xuống các cơ quan pháp lý cho tới ngày hôm nay không còn cách nào khác, ôm hình Cha Trịnh Xuân Tùng ra đường đứng khóc. 

Chị Nguyễn Thị Minh Tuyền và mẹ là bà Thái Thị Lượm ngược xuôi tại tỉnh nhà Bình dương chẳng tìm ra được công lý cho cái chết oan uổng của chồng và con là anh Nguyễn Công Nhật cũng bị công an đánh chết và hai mẹ con ôm hình ảnh con, chồng ra giữa phố Hà Nội cùng khóc với em Tiến. 

Bà Thái Thị Lượm, Nguyễn Thị Minh Tuyền và Trịnh Kim Tiến 

Sao mà nó thê lương, ảm đạm thế! Hà Nội thủ đô của lương tri con người! Có lần nghe một ông cán của đảng nói: “Có nhiều người trên thế giới mơ ước sau giấc ngủ đêm, sáng dậy thấy mình là người Việt Nam.” Không biết họ tỉnh mộng chưa. Nếu chưa, xin nói lại cho những người còn mơ: “Sau giấc ngủ đêm còn chồng, sáng thức dậy thấy chồng chết trong đồn công an.” Nhìn chân dung ba người phụ nữ Việt Nam có hình người thân trên tay với vẻ mặt thê lương làm tôi liên tưởng tới em bé Duyệt Duyệt (Wang Yue) hai tuổi chập chững trên phố chật chội, đông người qua lại; vậy mà xe tải chạy thế nào đâm vào và bánh xe trước cán lên tại Tỉnh Quảng đông hôm 24. 10. 2011 vừa qua. Tài xế lại chạy từ từ cán tiếp bánh sau lên. Chiếc xe tải chạy kế lại cáng đè lên nữa. Tệ hại hơn nữa còn có 18 người vừa lái xe hai bánh vừa đi bộ ngang qua không một ai dừng lại, chỉ ngó rồi bỏ đi.

Ảnh: Bé Wang Yue nằm trên đường 

Cả triệu người trên thế giới tỏ ra rất xúc động; đồng thời cũng thấy rất tức giận tại sao lại có thể tàn nhẫn vô cảm như thế với một em bé mới có hai tuổi. Người ta bình luận và tự hỏi không hiểu tại sao lại có thể xẩy ra như thế được. Nó thực sự thách thức lương tâm nhân loại. Nhưng dầu sao đó vẫn là một tai nạn nên mức độ tàn nhẫn vẫn chưa bằng đánh chết người khi người đó đang trong tay mình. 

Người ta đi truy tìm nguyên nhân tại sao con người lại có thể vô cảm như vậy. Đánh chết anh em, đồng loại mình một cách dễ dàng như thế. Tài xế cán lên em bé có lẽ vì sức ép của dư luận nên đã bị bắt sau đó nhưng chưa ai biết bao giờ sẽ đưa ra xử và xử ra sao. Nhưng những công an Nguyễn Văn Ninh và Nguyễn Công Nhật cho tới nay cũng chưa thấy nhà nước có biện pháp xử lý nào. 

Người ta truy tìm nguyên nhân của sự vô cảm, coi thường mạng sống con người, giết người tùy tiện và trở nên gian dối, lừa đảo nhau chính là do cái cơ chế, chính sách và đường lối của cái xã hội đó (xã hội chủ nghĩa). 

Qua đây xin mời quý vị chia sẻ tâm sự của nhà thơ cách mạng lão thành, Hữu Loan nhưng sau cùng phải bỏ đảng, để cảm thấy được cái vô lý, sự vô cảm, bất nhân của cái xã hội đạo đức Hồ Chí Minh khi ông nói về một địa chủ đã giúp đỡ nuôi nấng cán bộ và sau cùng bị chết thảm: 

“Ông (địa chủ) thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông 

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. 

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.
 
Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. 

Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ. Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no.... Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con - 6 trai , 4 gái - và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!

Ảnh: Vợ chồng Nhà thơ Hữu Loan

Sau cùng xin ơn trên phù hộ cho bà Thái Thị Lượm, hai người phụ nữ trẻ Trịnh Kim Tuyến và Nguyễn Thị Minh Tuyền sẽ sớm tìm được công lý cho cái chết oan uổng của người thân yêu. 




Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1