Mỹ – Trung cộng : bạn hay thù ? - Dân Làm Báo 1

Mỹ – Trung cộng : bạn hay thù ?

Nguyễn Hiếu Học.  Xin nói ngay, đó là hai kẻ thù. Và có lẻ, kết cuộc của sự đối đầu này sẻ quyết định một phần lớn lịch sử của nhân loại trong thế kỷ 21 này.


Tính cách hữu nghị trong ban giao giữa Mỹ và Trung Cộng mà ngưòi ta thường thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chỉ là phần nổi của tản băng tuyết. Phần chìm, là phần chính thì trái ngược, nó không có gì là hữu nghị. Nói như những chuyên gia với những quan điểm tương đối dè dặt, thì quan hệ giữa hai quốc gia này sẻ đi đến một cuộc chiến tranh lạnh trong những năm tháng tới đây. Còn một trường phái học giả khác, thì lại cho rằng, có nhiều khả năng là sự xung đột đó sẻ dẩn đến một cuộc chiến tranh bằng quân sự.

Người viết bài này nghĩ rằng, truờng phái thứ hai – giả thuyết cho một cuộc xung đột bằng vũ trang giữa Mỹ và Trung Cộng – đã đưa ra những lập luận từ những nghiên cứu chuyên sâu, rất thuyết phục.
Vậy thực chất của mối quan hệ đó như thế nào ?.

Theo học giả người Pháp François Lenglet thì, sự xung đột giữa hai quốc gia này trải rộng trên 5 mặt trận và đã kéo dài từ hơn 40 năm nay :

1-     Mặt trận tiền tệ
2-     Mặt trận trên biển
3-     Mặt trận trên mạng
4-     Mặt trận dầu hỏa
5-     Mặt trận giữa hai mô hình (mô hình tổ chức chính trị xã hội).

Chúng ta hảy thử xem xét tiến trình đó theo một trình tự  cứ 10 năm là một chu kỳ, như  sự  sắp đặt của vị học giả trên.

Ngày 2 tháng 3 năm 1969, Trung Cộng bất ngờ phục kích và giết chết hơn 30 quân nhân Liên Xô trên đảo Damanski, một hòn đảo băng giá không người ở và nằm trong vòng tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Cộng. Ngay ngày hôm sau những cuộc biểu tình rầm rộ đã được tổ chức ở Moscou. Ở Bắc Kinh, thì bộ máy tuyên truyền tuôn xả những giọng điệu đầy thù nghịch, và kêu gọi người dân Liên Xô nổi dậy lật đổ những « tân Hoàng Đế (tsar) ».  Và sự thù nghịch cũng ngày một leo thang, lửa căm thù đã nóng lại càng nóng hơn.

Tổng thống mỹ Richard Nixon, lúc đó đã nắm lấy cơ hội. Cũng thời điểm đó ông ta đang công du Châu Âu. Sau một ngày trời hội luận với tổng thống Pháp Charles de Gaulle tại điện Versailles. De Gaulle cho ông ta biết rằng « Phía Liên Xô đang tính đến một cuộc chiến với Trung Cộng », đồng thời khuyên Nixon « rút quân Mỹ khỏi VN », và « bắt tay với Trung Cộng ».

Đó cũng là ý định của Nixon, và chính quyền Mỹ : « rút quân khỏi Việt Nam một cách ít tốn kém nhất. Bắt tay với Trung Cộng hoặc Liên Xô để chia rẻ và làm suy yếu khối cộng sản ».

Quyết định ban đầu của Nixon và Kissinger là bắt tay với Liên Xô. Patrick Tyler (trong tài liệu A Great Wall, PublicAffaires 2000) viết, lúc ấy cố vấn của Nixon là Kissinger viết báo cáo cho Nixon có đoạn ghi « Quyết tâm mỗi ngày một lớn của Moscou trên vấn đề Trung cộng, và sự cần thiết rút ra những lợi thế trong việc hợp tác với Moscou ».  Nixon phê chuẩn bên lề của bản báo cáo « Đó chính là mục đích của chúng ta ».

Ngay sau đó, Nixon đã cho tiến hành một nghiên cứu tối mật, về một cuộc tấn công bằng nguyên tử của Mỹ lên nước tàu (Vẫn theo Patrick Tyler).

Một mặt thì tìm cách hợp tác với Moscou, một mặt thì lạì tỏ tín hiệu muốn xích lại gần với Trung Cộng. Chính quyền Mỹ lúc đó tính toán rằng, làm như vậy, Moscou sẻ phải lo ngại và xuống nước phần nào để cuối cùng ảnh huởng đến Hà Nội, và đi đến một giải pháp mà người Mỹ mong muốn ở Việt Nam.

Nhưng Moscou vẫn khăng khăng từ chối những tín hiệu hòa hoản của Washington gởi đến họ.
Nguợc lại, họ còn tăng viện cho Hà Nội bằng những chuyến tàu lữa ồ ạt chở vũ khí từ Liên Xô đến VN, đi ngang qua lãnh thổ Trung Cộng.

Moscou tỏ ra không muốn lọt vào trò chơi của Mỹ nên đã chủ động hòa giải với Trung Cộng với mong muốn hàn gắn vết nức giữa hai nước cộng sản. Kossyguine, thủ tướng Liên Xô thời bấy giờ, bèn nhất điện thoại gọi trực tiếp cho Mao. Bên kia đầu giây, nhân viên của Mao bắt máy, khi biết đưọc nguời gọi là ai, liền mắng ông ta là đồ phản cách mạng, rồi từ chối chuyển qua cho Mao.

Ngày 3 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh chết, cả thế giới cộng sản đua nhau đến Hà Nội để dự đám tang. Kossyguine lại một lần nửa tiềm cách nói chuyện trực tiếp với Chu Ân Lai ở Hà Nội, nhưng họ Chu tìm cớ từ chối không gặp. Kossyguine giả vờ quay về Moscou, nhưng CIA theo giỏi và phát hiện đường bay của ông ta có điều lạ. Chuyến bay thay vì về Moscou thì lại ghé Douchanbé, rồi bay thẳng đến Bắc Kinh. Cuối cùng thì Kossyguine cũng gặp được Chu Ân Lai ở phi trường, nhưng cuộc nói chuyện đã biến thành một cuộc khẩu chiến.

« Chủ tịch Mao nhận định rằng sự mâu thuẫn giữa chúng ta sẻ kéo dài mười ngàn năm ». Lời của họ Chu nói với thủ tướng Liên Xô. Đáp lại, Kossyguine đã đe dọa thẳng vào chính quyền Bắc Kinh.

Vài ngày sau, một mật vụ của Liên Xô ở Luân Đôn, tên là Victor Louis, tung ra một bài báo nói thẳng về kế họach tiêu diệt các cở sở hạt nhân của Trung Cộng ở Tân Cương, đồng thời cũng cho rằng nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu nổi dậy lật đổ Mao, và Liên Xô sẳn sàng can thiệp để tiếp tay vớì người dân Trung Quốc. Tái thực hiện một chiến dịch như ở Prague, đó là ý định của Brejnev.

Mao và cả Trung Quốc hoảng sợ đã cho dời xa các công xuởng chiến lượt đến sa mạc Quinhai, đồng thời cho xây dựng cả một thành phố duới lòng đất, với đủ các thiết bị cần thiết cho cuộc sống trú ẩn. Để phản công, Mao gởi tín hiệu cho Moscou, bằng cách cho nổ hai quả bom nguyên tử trong sa mạc Trung Quốc. Theo Patrick Tyler, « Như truyền thống của người tàu, Mao đã xuất chiêu mà không cần phải động đến một binh lính ».

Cơ hội đã lộ rỏ cho phía Mỹ, thế là Nixon và Kissinger bắt đầu quan tâm đến « lá bài Trung Cộng ». Sau này Kissinger thổ lộ « trong tình huống xấu nhất, phải cân bằng quan hệ với cả Trung Cộng lẫn Liên Xô », đồng thời tiếp tay cho bọn họ thù hằn cắn xé lẫn nhau. Ông ta nói « chúng tôi muốn uống cả rựu Đại mao (maotai) và cả Vodka.

Trái lại với phản ứng của Liên Xô trước bàn tay chìa ra của Mỹ, Trung cộng gởi ngay một tín hiệu đến Washington bày tỏ mong muốn bắt tay với Mỹ. Một ngày đẹp trời, những chuyến tàu lửa chở vủ khí từ Nga về Hà Nội, bị chận lại một cách bí ẩn.

Thế là một vũ điệu dạo đầu giữa Trung Cộng và Mỹ bắt đầu.  Bước đầu là những gặp gở giữa hai đội tuyển bóng bàn, rồi những trao đổi cũng không kém phần kịch tính giữa đội tuyển Mỹ với Chu Ân Lai. Rồi những màn trình diễn về sự thân thiện giữa đôi bên…

Xong màn dạo đầu thì đến ngày 9 tháng 7 năm 1971, Kissinger bí mật đến Bắc Kinh.  Ngày 17 tháng 2 năm 1972, Nixon và phái đoàn Mỹ chính thức thăm Bắc Kinh. Một tuần trăng mật đầy kịch tính cũng đưọc đôi bên trình bày cho nhau xem.

Và theo sau, là những thỏa thuận giữa đôi bên. Mỹ làm quà cho Trung Cộng bằng những hồ sơ tối mật về thực lực của quân đội Liên Xô, chấp nhận nhuợng bộ những đòi hỏi của Trung Cộng trên hồ sơ Đài Loan, mở phòng đại diện ở hai nước nhằm tái lập lại những trao đổi thưong mại Mỹ-Trung. Đổi lại Trung Cộng sẻ áp lực Hà Nội ngồi vào bàn hội nghị cho một hiệp định đình chiến. Tháng 1 năm 1973, Kissinger và Lê Đức Thọ đặt bút ký hiệp định đình chiến ở Paris. Lá bài Trung Cộng đã giúp Mỹ đạt được hai mục đích, chia rẻ khối cộng sản, rút quân khỏi Việt Nam một cách êm thắm. Năm ấy (1973) tuần báo Time bầu Nixon là « Nhân Vật trong năm ». Tháng 11 năm ấy, Nixon tái đắc cử một nhiệm kỳ nửa.

Vũ điệu « tình hữu nghị Mỹ-Trung » chưa kéo dài được bao lâu trên vũ đài chính trị quốc tế thì các diễn viên chính đột ngột ra đi. Ngày 08 tháng 08 năm 1974, Nixon từ chức sau vụ tai tiếng Watergate. Tháng 01 năm 1976, Chu Ân Lai chết. Ngày 08 tháng 9 cùng năm, Mao cũng đi theo.

Từ cái chết của Mao, tháng 09 năm 1976 đến cuối năm 1978, nội bộ Trung Cộng thanh toán lẫn nhau để tranh dành quyền lực. Phe « Tứ Nhân Ban » cuối cùng bị thanh toán, vợ cả của Mao, và ba nhân vật cao cấp khác cùng nhiều đồng sự bị tử hình. Đặng Tiểu Bình chính thức trở thành tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, ngày 13 tháng 09 năm 1978.

Từ năm 1979 đến cuối năm 1980, họ Đặng gặt hái được nhiều thành quả trong việc tiếp tục cải thiện quan hệ và đẩy mạnh thương mại với chính quyền Carter (Jimmy Carter được bầu làm tổng thống Mỹ tháng 11 năm 1976).

Năm 1979 cũng là năm mà Liên Xô bành trướng mạnh ảnh hưởng của mình ở Trung Đông, chuẫn bị can thiệp vào Afghanistan, ngấm ngầm tiếp tay cho cuộc lật đổ quốc vương Shah, một chính quyền thân Mỹ ở Iran.

Tháng 01 năm 1979, họ Đặng đến Mỹ. Đặng và Carter bày tỏ mối lo ngại chung trước sự bành trướng đang lên của Liên Xô . Sau cuộc gặp gở đó, một thoả thuận đôi bên cùng có lợi được thông qua. Trung Cộng chấp nhận cho Mỹ đặt một hệ thống nghe lén để theo dỏi Liên Xô ở phía tây Trung Quốc, dự án « Chestnut ». Đổi lại Mỹ sẻ để yên cho Trung Cộng đánh Việt Nam.

Ngày 17 tháng 02 năm 1979, Bắc Kinh xua 100 000 quân tiến đánh Việt Nam, để gọi là « dạy cho Hà Nội một bài học ».

1969-1979, Đó là mười năm gặt hái được nhiều thành quả cho Trung Cộng, trong chủ trương ban giao với Mỹ của Mao và Đặng.  Đó cũng là 10 năm mà Mỹ sử dụng con bài Trung Cộng để đối phó với Moscou. Bấy giờ Moscou mới là đối thủ chính của Mỹ.  Dùng quân chốt (tàu) của kẻ địch (Liên Xô) để đánh địch. Các tay lãnh đạo của Mỹ thật là cao kiến. Trung cộng hưỏng lợi đưọc một, Mỹ được mười.

Cái mối bang giao theo lối bạn hàng, đôi bên cùng có lợi, « tiền trao thì cháo múc » chỉ là một giao đoạn. Khi nhu cầu lợi dụng nhau không còn, thì cũng là lúc hợp đồng chấm dức. Quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu xấu trở lại từ đây.

Tháng 11 năm 1980, Ronald Reagan được bầu làm tổng thống Mỹ. Một toán quan chức cao cấp của Trung Cộng đến Mỹ, dưới sự dẫn dắt của Alexander Haig (secrétaire d’état), ngưòi vẫn chủ trương sử dụng lá bài Trung Cộng để đối phó Liên Xô. Khi đến tòa Bạch Ốc, thì nhóm người này đã bị tổng thống Mỹ từ chối không gặp.

Khi đó Reagan đóng sầm cửa phòng làm việc lại và nói « Tôi biết quá rỏ cái bọn điếm đàng này » (« je saivais bien que ce sont tous des fils de pute ») theo Patrick Tyler.

Năm sau những hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan được nối lại, sau khi đã bị gián đoạn dưới nhiệm kỳ của Nixon và Carter.

Sau cái chết của Brejnev, hiểm họa Liên Xô đối với Mỹ và thế giới tự do, kể cả đối với tàu cũng giảm dần. Chính quyền Trung Cộng quyết định tập trung cải cách kinh tế. Nhiều chính sách được thực hiện nhằm chiêu dụ các công ty nước ngoài đến Trung Cộng đầu tư. Năm 1984, đầu từ ngoại quốc trực tiếp vào Trung Cộng đạt 1.3 tỷ USD. Con số không lớn, nhưng thời bấy giờ nó là động lực cho sự cất cánh của nền kinh tế Trung Cộng. Từ 1984 đến 1988, mức bình quân đầu người của Trung Cộng (PIB) phát triển khoảng 15% một năm. Nhưng lạm phát thì cũng gần như tương đương, giá các mặt hàng tiêu dùng tăng 14% vào năm 1987. Trung Cộng phải đối mặt với một vấn đề, làm thế nào để tăng trưởng không quá cao để kìm hảm bớt lạm phát ?, nhưng cũng phải tăng trưởng mạnh để phát triển nước tàu, tăng thêm công ăn việc làm. Sự cân bằng đó lại tùy thuộc vào mối tương quan lực lượng giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến của tàu.

Năm 1988, lạm phát Trung Cộng lên đến 18,5%, ngày 22 tháng 4 năm ấy, 100 000 sinh viên Trung Cộng xuống đường ở Thiên An Môn. Cuộc biểu tình vì tự do dân chủ kéo dài hơn một tháng. Ngày 4 tháng 6 năm 1988, Đặng Tiểu Bình cho quân đội dùng xe tăng thiết giáp tiến vào đàn áp cuộc biểu tình. Có từ 1500 đến 2500 người bị giết, theo tài liệu của tình báo Mỹ.  Tòa đại sứ Mỹ bị quân giải phóng Trung Cộng nả đạn. Tòa Bạch Ốc chuẫn bị dời 10 000 người Mỹ khỏi Trung Quốc.

Quốc hội Mỹ yêu cầu Bush chấm dức quan hệ ngoại giao và trừng phạt kinh tế Trung Cộng. Nixon, gọi điện gấp cho Bush và khuyên ông ta nên tính toán đường dài. Cuối cùng thì tổng thống Mỹ chỉ dừng lại ở một trừng phạt giới hạn : Ngừng bán vũ khí cho Trung Cộng, ngưng các chuyến thăm chính thức giữa hai bên.

Thiên An Môn đã nhắc nhở chính giới Hoa Kỳ về bộ mặt thật của Trung Cộng. Nó khẳng định thêm một lần nữa về tính chất chống nhân loại của các chế độ cộng sản trên tòan thế giới.

Năm 1989, Cộng Sản Ba Lan rồi đến bức tường Bá Linh sụp đổ, khối cộng sản tan rả. Phát triển kinh tế Trung Cộng rơi xuống mức 4.1% năm ấy. Năm sau tiếp tục giảm xuống 3.8%. Chấm dức một chu kỳ 10 năm trong quan hệ Trung-Mỹ.

1979-1989, Mười năm làm nền tảng cho sự cất cánh của nền kinh tế Trung Cộng. Mười năm của sự xét lại trong quan hệ của Mỹ đối với Trung Cộng. Nhưng Liên Xô vẫn còn đó, nên Mỹ cũng phải miễn cưỡng mà tiếp tục mối ban giao với con bài Trung Cộng.

Kể từ đây mọi việc bắt đầu xoay chiều trong mối ban giao Mỹ-Trung. 

Thành quả trong việc giao tiếp với Mỹ, xử dụng nguồn vốn, kỷ thuật của Mỹ và Tây Phương, đã mang lại cho Trung Quốc một mức tăng truởng 15% năm 1992. Đầu tư nước ngoài vào Trung Cộng đạt đến 100 tỷ USD năm 1993. Tự tin với sự trổi dậy mới mẻ của mình, Bắc Kinh bắt đầu phô trương sức mạnh của mình trong vùng. Lòng kiêu ngạo của người tàu bắt đầu hồi sinh.

Nhu cầu dùng Trung Cộng chống Liên Xô của Mỹ không còn, cùng lúc với hiểm họa Trung Cộng cũng bắt đầu ló dạng. Chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ đây sẻ đặt biệt quan tâm đến Trung Cộng. Nó đặt Trung Cộng như là đối thủ nguy hiểm nhất mà Mỹ sẻ phải đối đầu trong tương lai. Trong lần ứng cử tổng thống năm 1992, Bill Clinton tuyên bố sẻ không bắt tay với những đao phủ của Thiên An Môn.

Nhưng ở Mỹ, khi cái đầu nói « không », và bao tử thì nói « có » thì cũng khó cho cái đầu để nói « không ». Mặt dù chính quyền và quốc hội Hoa Kỳ thì đả điểm mặt chỉ tên Trung Cộng, nhưng giới lobbie thì vẫn gây áp lực lên chính truờng Mỹ vì muốn bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ trong việc làm ăn với Trung Cộng. Gọi là làm ăn, nhưng thực chất chính quyền Trung Cộng bán dân làm nô lệ, giới tài phiệt Âu Mỹ mua nhân công giá bèo. Cứ như thế mà « Tối huệ quốc » cứ được Mỹ gia hạn cho Trung Cộng thêm mỗi năm một lần. Như câu chuyện Ngàn Lẻ Một Đêm, cứ mỗi lần quốc vưong Shahryar muốn chém đầu nàng Shéhérazade, thì nàng lại kể cho ông ta nghe một câu chuyện mới đầy thú vị, và lần xử chém lại được dời lại ngày hôm sau. Nhưng khổ nổi đối với Trung Cộng, thì Mỹ sẻ chẳng bao giờ chấp nhận hôn nhân vĩnh viễn với Mỹ.

Cái gọi là « hợp tác kinh tế » thực chất cũng chỉ là quan hệ lợi dụng lẫn nhau. Chẳng phải vì một thứ cảm tình gì với Trung Cộng. Điều này được khẳng định bởi chính « US-China Business Council » rằng Clinton thật ra cũng chỉ tạo những điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ hưởng lợi từ một đội quân nô lệ ba xu bốn hào.

Những giá trị lợi dụng đó chấm dức thì quan hệ chấm dức. Thời điểm đó đang ló dạng trước chân trời chính trị quốc tế.

Năm 1994, Trung Cộng phá giá đồng Nhân dân tệ đến 50% so với đồng USD. Trên mặt ngoại giao, quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu xấu đi nhanh chóng. CIA Mỹ nhận được thông tin, một chiếc tàu của Trung Cộng chuyển đến Iran, gaz mù tạt, một loại hóa chất để chế tạo vũ khí hóa học. Hải quân Mỹ chận ngay chiếc tàu đó trên Ấn độ duơng. Nhưng tàu Trung Quốc từ chối không cho khám xét. Cuối cùng thì chính quyền Trung Cộng cũng phải nhượng bộ và để cho phía Mỹ lục xoát chiếc tàu khi nó cập bến Ả rập Sâu Đi (Arabie Saoudite). Nhưng người Mỹ lại không thấy gì trên tàu. Bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng lúc đó ra thông cáo phản đối rằng Mỹ xâm phạm chủ quyền quốc gia của họ. Một cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Trung thứ hai dưới thời Clinton là việc tổng thống Đài Loan Lee Tenghui, một người gốc Hakka sinh ra trên đảo quốc này, được chấp thuận cho một chuyến công du đến Mỹ năm 1995, mặt dù Trung Cộng phản đối kịch liệt. Lee Tenhui, một người với chủ trương tuyên bố đập lập cho Đài Loan rất rỏ ràng. Người đã dân chủ hóa Đài Loan và đã thay đổi hiến pháp Đàì Loan để thiết lập việc bầu chọn tổng thống bằng phổ thông đầu phiếu. Bắc Kinh điên tiết vì sự bất lực của mình trước Mỹ, lại còn điên tiết hơn khi biết rằng một năm sau, 1996 sẻ là năm mà người dân Đài Loan trực tiếp bầu tổng thống của họ. Một buớc trong việc tiến tới tự quyết và tuyên bố độc lập của Đài Loan trong mắt Trung Cộng. Bắc Kinh cho tập trận liên tục trên eo biển Đài Loan, cho bắn hỏa tiển đến gần bờ biển của đảo quốc này. Clinton ra lệnh cho các hạm đội Mỹ tiến vào eo biển Đài Loan.

23 tháng 3 năm 1996, Lee Tenghui tái đác cử và tìm cách hạ nhiệt với Trung Cộng. Nhưng quốc hội Hoa Kỳ thì vẫn còn nóng rang. Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn thêm một lần nữa việc bán vũ khí cho Đài Loan.

Mùa hè năm 1997, khủng hỏan kinh tế nghiêm trọng xảy ra ở Á Châu. Việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Cộng năm 1994, được đánh giá như một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này.

1989-1999, đã khép lại mười năm giằng co giữa « ở » và « đi », trong quan hệ Mỹ-Trung.

Có lẽ cũng là thời gian để cho Mỹ ổn định lại các chính sách của mình sau một thời gian dài chú tâm vào việc đối phó với Liên Xô và khối cộng sản. Đó cũng là thời gian rảnh tay cho Trung Cộng gấp rút phát triển kinh tế, hiện đại hoá quân đội. Ngày 17 tháng 01 năm 1999 hai sĩ quan cao cấp của quân đội Trung Cộng, Qiao Liang và Wang Xiangsui, cho ra mắt ở Bắc Kinh cuốn sách mang tựa đề : «  Cuộc chiến vượt ngoài những giới hạn » (La guerre hors limites).

Qua đó Trung cộng kêu gọi thực hiện một cuộc chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận với Mỹ, trong đó quân đội chỉ là một tác nhân trong nhiều tác nhân khác của cuộc chiến. Sách viết « Chiến tranh sẻ không được bãi bỏ, ngay cả trong thời đại gọi là hậu hiện đại, hậu công nghiệp. Nó chỉ len lỏi vào xã hội loài người một cách phức tạp hơn, bao trùm hơn, kín đáo hơn và tinh tế hơn…Nói một cách khác chúng ta thấy một sự giảm thiểu những xung đột quân sự, thì cũng thấy sư tăng trưởng của những xung đột chính trị, kinh tế và kỷ thuật…Chiến tranh từ nay sẻ sử dụng đến tất cả mọi phương tiện quân sự và phi quân sự, những phương tiện chính và phụ để khuất phục kẻ thù trước những quyền lợi của chúng ta ».

Bắt đầu thế kỷ 21, đã mở ra xung đột Mỹ-Trung, người Mỹ nghĩ rằng có thể cầm chân Trung Cộng bằng sự kiểm xoát lối vào thị trường thế giới, và sự tiếp cận với kỷ thuật tân tiến mà Trung Cộng mong muốn, cùng với sự kiểm xoát đa phần năng lượng của thế giới bởi người Mỹ. Còn Trung Cộng thì nghĩ rằng nó có thể khuynh loát Mỹ bằng  sự chi viện với số ngoại tệ của nó cho Mỹ

Sự phát triển không lành mạnh của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở Tây Phương năm 2007-2009, theo nhận định của các chuyên gia.

Tháng 05 năm 1999, không quân Mỹ dội bom lên tòa đại sứ Trung Cộng ở Belgrade, Nam Tư củ, giết chết ba quan chức tàu và gây thương tích khoảng 20 người khác. Bill Clinton gọi điện ngay lập tức cho Giang Trạch Dân, nhưng họ Giang từ chối không trả lời. Chính quyền Mỹ chính thức xin lỗi Trung Cộng. Nhưng Trung Cộng vẫn cho tổ chức những cuộc xuống đường rầm rộ ở Trung Quốc. Tòa Đại Sứ và Tổng Lảnh Sự Mỹ bị làm mục tiêu của những cuộc tấn công bằng bom xăng (cocktail Molotov) từ phía dân chúng tàu phẩn nộ. Lần đầu tiên có một sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc tàu kể từ sau khi cs trung cộng chiếm quyền 1949. Nó cho thấy lòng thù hận tây phưong và Mỹ.

Để thay thế cho chủ nghĩa cộng sản, không còn giá trị gì nữa đối với quần chúng tàu. Giới cầm quyền Bắc Kinh đả chuyển sang chiến lượt mới : giương cao ngọn cờ « Trung Quốc vĩ đại » cùng với ngọn cờ « Những đe dọa từ bên ngoài ». Để đảm bảo một sự đoàn kết của quần chúng tàu duới ngọn cờ của đảng cs trung quốc. Đồng thời cũng là cách lái khối người đó ra khỏi những yêu sách không có lợi cho chính quyền.

Ngày 01 tháng 04 năm 2001, Trung Cộng cho một phi công cố tình va chạm nhẹ với một máy bay do thám của Mỹ trên không, khiến cho chiếc máy bay này phải đáp khẩn xuống Hải Nam. Trung Cộng bắt giữ phi hành đoàn và chiếc máy bay. Cùng lúc Trung Cộng tranh thủ xem xét tỷ mỷ kỷ thuật rơi từ trên trời xuống này. Washington phải xuống giọng xin lỗi tàu để đổi lấy sự phóng thích phi hành đoàn. Ngày 23 tháng 04 năm 2001, Bush cho phép một lần nữa bán tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu cho Đài Loan.

Tháng 11 năm 2009, Obama thăm Trung Quốc, người ta tưởng rằng quan hệ Mỹ-Trung lại nồng ấm trở lại. Nhưng chỉ vài tuần sau, tại hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu ở Copenhague, Đan Mạch, cả cộng đồng quốc tế trông chờ một hành động có trách nhiệm từ phía Trung Cộng với môi trường chung của nhân loại. Nhưng tất cả đều thất vọng về thái độ của Trung Cộng. OBama, cố gắn thuyết phục trong một buổi họp lần chót, nhưng phái đoàn của Trung Cộng không thèm đến dự họp. Ngày 12 tháng 01 2010, Google công bố kết quả điều tra cho thấy, đã bị tin tặc tấn công. Chính xát hơn là sự tấn công xuất phát từ hai trường đại học Jiaotong và Shanghai, hai trường được biết có mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Cộng, cùng với các công ty cạnh tranh với Google của TC. Tinh thần chống tàu ở Mỹ lại bùng lên trở lại, chính giới và giới tài phiệt Hoa Kỳ phản công kịch liệt. Hạ viện Hoa Kỳ dự trù ra nghị quyết xát định Trung Cộng như một kẻ « lũng đoạn » tiền tệ.

Cuối thập niên 2010, một số chuyên gia cho rằng mô hình Trung Cộng đã giúp nó vượt lên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng thực chất theo những nghiên cứu nghiêm túc cho thấy TC sống trên một hòn núi lửa mà không biết nó phun khi nào. Chính quyền TC cho lập ra khoảng 8000 công ty tài chính, để vay vốn và đầu tư. Con số nợ của các công ty này sấp sỉ 100%  PIB của TC năm 2011. Đó là tình trạng rất gần với Hy Lạp. Nghĩa là phá sản. 

Theo Financial Times, 28 tháng 03 năm 2010.

Bong bóng địa ốc, và những hỗn loạn tài chính đã dẫn đến những biến động xã hội ở tàu. Và tiến trình đó chỉ mới đang ở giai đoạn đầu.

Lời kết :

Trung cộng là một hiểm họa cho cả thế giới, nó uy hiếp trực tiếp vị thế của Mỹ, Nhật và tây phương, và cả Nga. Nó nguy hiểm hơn Liên Xô nhiều lần đối với Mỹ.

Nó xung đột với Mỹ trên phương diện tiền tệ. Nó bị điểm mặt như một kẻ gian lận, vô trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Nó hưởng lợi về kinh tế nhờ vào chính sách lũng đoạn tiền tệ của nó.

Trên biển, nó xung đột với Mỹ, Nhật và các nước Asean, đặc biệt với Việt Nam, vì đánh giá thấp chính quyền cộng sản VN. Đô đốc Robert Willard, chỉ huy truởng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, khẳng định : « Một trong những mối quan tâm của chúng tôi là, có những khía cạnh trong việc hiện đại hóa quân đội Trung Cộng, là nhằm chống lại sự tự do hoạt động của chúng tôi trong vùng. », theo New York Times, 23 tháng 4 năm 2010. Còn giám đốc của FBI thì tuyên bố : « Trung Cộng kể từ nay là một mối đe dọa nghiêm trọng nhất, vì nó đánh cắp các bí mật của chúng tôi để phát triển kỷ thuật quân sự của nó. ». Cựu giám đốc phản gián Mỹ thì nhận định : « Tình báo Trung Cộng, kể từ nay, là những kẻ hung hăng nhất thế giới, nhắm đến các mục tiêu của Hoa Kỳ. ».

Xung đột trên biển với Trung Cộng, người Mỹ đả tính toán từ lâu. Họ đặc căn cứ nguyên tử ở Okinawa, liên minh quân sự với Nam Hàn, Philippine, ký hiệp ước bảo vệ Đài Loan từ sau đệ nhị thế chiến. Mac Arthur, tổng tư lệnh quân đội Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương trong đệ nhị thế chiến nhận định rằng, Đài Loan là một hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm caủ Mỹ, nằm án ngữ ngay trước họng Trung Cộng. Một hòn đảo gần lục địa nhất thuộc chủ quyền Đài Loan, chỉ nằm cách bờ biển Trung Quốc 30km. Mac Arthur, một tướng tài có viễn kiến, người đã kiên quyết đánh Trung Cộng, sau chiến tranh Triều Tiên. Cũng vì không đồng ý với ông ta trong quyết định quan trọng này mà tổng thống Truman của Mỹ đã phải cắt chức và triệu hồi ông về Mỹ. Mặt dù chưa đụng độ quân sự với TC trên biển, nhưng người Mỹ đã chuẫn bị kỷ luỡng cho tình huống đó từ nữa thế kỷ nay. Bao giờ người Mỹ sẻ phải dùng đến quân đội để giải quyết kẻ thù nguy hiểm này ?. Có chuyên gia cho rằng, điều đó sẻ xảy ra trong một tương lai gần đây.

Bên trong của mối ban giao Mỹ-Trung, hay nói cho đúng là sự đối đầu giữa hai bên, là sự xung đột sâu và rộng hơn những gì được bộc lộ ra trong các tuyên bố công khai. Ngày 3 tháng 12 năm 2009, bộ quốc phòng Mỹ chuẫn bị một bản báo cáo thường niên, trong đó ghi : « Hoa Kỳ cần phải cẩn trọng chuẫn bị đối phó với sự cạnh tranh bất ổn, và xung đột với Trung Cộng, trong trường hợp mà sự tiếp cận bằng hợp tác không còn thích hợp nữa. ». Chính quyền Mỹ, sau đó đã cho thay thế đoạn văn nói trên và thay thế bằng một tuyên bố khác đã được công bố : « Hoa Kỳ hoan nghênh một Trung Quốc mạnh và giàu có, biết đảm nhận một vai trò quốc tế quan trọng hơn. », theo một tiết lộ của quốc hội Mỹ China naval Modernisation : Implications for US Navy Capabilities, Congressional Research Service, tháng 6 năm 2010.

Sử gia Paul Kenedy cho rằng, chính kinh tế là yếu tố tiên quyết dẫn đến chiến tranh từ năm 1500 đến 1980. Theo ông, tất cả những biến động về tương quan lực lượng quân sự trên thế giới đều dẫn đến những thay đổi trong cán cân sản xuất. Ba trường hợp trong lịch sử cận đại chứng minh điều đó. Sự bùng phát kinh tế của các nước, Pháp duới thời Colbert , ở Đức duới thời Frédéric II , Nhật dưới thời Meiji, cả ba đều dẫn đến chiến tranh sau vài thập niên cất cánh ngoạn mục của kinh tế chỉ đạo bởi những chính quyền độc tài nhưng hiệu quả. Họ so sánh Trung Cộng từ thời Đặng Tiểu Bình đã đi vào vết mòn của ba mô hình trên. Sự bùng phát về kinh tế dẫn đến những phản ứng tâm lý và các nhu cầu đảm bảo an ninh cho phát triển, những lo sợ cũng tăng theo với sự trổi dậy của những tham vọng chính trị và vị thế trên trường quốc tế.  Tất cả những yếu tố đó cộng hưởng và gia tăng để cuối cùng dẫn đến chiến tranh.

Nhiều học giả cũng cho rằng chiến tranh lạnh đã bắt đầu giữa Mỹ và Trung Cộng. Trung Cộng đã thực sự chuyễn sang những hành động bành trướng một cách kiên nhẫn trên Biển Đông, và Bắc Hải. Nó gia tăng những khiêu khích với Mỹ và các quốc gia lân bang, bằng một sự phối hợp giữa quân đội, phe ngoại giao, và sử dụng luôn cả tàu đánh cá dân sự. Nhật Bản và các nước Đông Nam Á liên tục báo động về các hành động bành trướng này của Trung Cộng.

Có nhiều khả năng Mỹ sẻ không đứng bên lề quan sát, họ sẻ phải ra tay để chận đứng lòng tham không đáy của con quái vật này. Nó có thể bắt đầu bằng sự leo thang của những xung đột từ nhiều khía cạnh.

Những khó khăn về kinh tế trên tòan cầu nếu kéo dài thêm, sẻ thúc đẩy các chính quyền tây phương bảo vệ mậu dịch hơn nữa đối với TC. Điều đó chẳng khác nào giật lại miến ăn từ miệng của anh tàu, với tất cả những hệ trọng của nó.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, cỏn trầm trọng hơn cuộc khủng hỏan tài chính năm 1929 ở Mỹ, với hệ quả là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Vì từ khủng hoảng tài chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế, và hậu quả là những biến động xã hội và chính trị, để kết thúc bằng một cuộc chiến tranh lan rộng. Đó là nhận định từ những nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế và chính trị.

Mùa đông năm 2008-2009, sau khi khủng hoảng tài chính nổ ra, tòa thánh Vatican, đã bí mật cho thực hiện một cuộc nghiên cứu về một khả năng xảy ra xung đột quan trọng, ở một nơi nào đó trên trái đất trong một tương lai gần, theo học giả Phillipe Desserine, giáo sư và là giám đốc viện nghiên cứu thượng tần tài chính (haute finance). Một tương lai gần có nghĩa là duới 10 năm.



Các tài liêu tham khảo :
-         Le monde s’en va-t-en guerre, Philippe Desssertine.
-         La Guerre des empires, François Lenglet.
-         Chine-USA La guerre programmée, Jean-françois Susbielle.
-         Le Rapport de la CIA, Alexandre Adler.
-         Naissance et déclin des grandes puissances, Paul Kenedy.
-         Le Vampire du milieu, Philippe Cohen, Luc Richard.
-         La fin de l’histoire et le dernier homme, Francis Fukuyama.
-         Le Choc des civilisations, Samuel P. Huntington.


Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1