Khe cửa hẹp cho người cách mạng - Dân Làm Báo 1

Khe cửa hẹp cho người cách mạng

Nguyễn Trung Thành (danlambao) - Lịch sử loài người thường xây dựng dựa trên những cá nhân kiệt xuất. Những cá nhân làm nên lịch sử thường phải bước qua những thời kỳ khó khăn, thậm chí chỉ là những viên đá lót đường cho những người khác thành công. Thành công không phải khi được làm chức này chức nọ mà thành công đến ngay sau khi con người ta có được những quyết định táo bạo.

Hoạt động nhằm thay đổi chính quyền là một hành vi táo bạo cần được khuyến khích. Tiếc rằng Đảng cộng sản đã túm hết quyền lực và cũng không động viên nhân dân lo cho công việc chung của đất nước này. Con người Việt nam ta giờ trở nên bạc nhược, mệt mỏi và chán nản với chính trị. Nói đến chính trị ở Việt nam là người ta nghĩ đến hối lộ, tham ô, suy đồi, xấu xa, thủ đoạn. Thế nhưng làm sao tránh được chính trị. Dù có đóng cửa chính trị vẫn chen vào nhà.

Con người ta sinh ra như nhau, nhưng tại sao có quốc gia lại thịnh vượng, ấm no, mọi người tuân thủ pháp luật, Trong khi có quốc gia lại đói nghèo, suy đồi, mất nhân phẩm và công dân bất tuân luật pháp. Đó là do nền chính trị của quốc gia đó. Nghĩa là chính trị bao trùm tất cả và định hướng phát triển của cả quốc gia đó. Thế mà Đảng cộng sản cố tình không cho dân chúng tham gia vào cơ chế chính quyền. Bằng chứng là:

- Đảng cộng sản chỉ chiếm chưa đến 4% dân số nhưng lại chiếm gần 90% đảng viên trong quốc hội 500 người của dân. Theo lẽ thường, Đảng chỉ có khoảng 20 người.

- Đảng cộng sản chỉ chiếm chưa đến 4% dân số nhưng nắm toàn bộ Chính phủ, toàn bộ các cơ quan đầu não từ trung ương đến cấp xã.

- Đảng làm ra nghị quyết sau đó bắt quốc hội ra luật theo định hướng nghị quyết của mình.

- Cuối cùng, vô cùng phi lý là Đảng quy định mình lãnh đạo toàn dân tại Điều 4 Hiến pháp mà không thực hiện việc trưng cầu ý dân.

Sự thật là chính quyền giống như chiếc tã lót, phải được thay đổi thường xuyên vì cùng một lý do. Đúng vậy, mặc bỉm lâu thì bẩn. Chính quyền cũng vậy. Việc hoạt động nhằm thay đổi nó là một điều rất đáng làm. Chính quyền nên khuyến khích. Tất nhiên không thể thay “xoành xoạch” mỗi năm vài lần vì như vậy cũng mệt mỏi mà tốn công tốn sức của dân.

Điều 79 Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định: “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Thực tế: “lật đổ” chỉ là để dùng cho trong trường hợp đảo chính. Nghĩa là những người dùng vũ lực để buộc một chế độ phải rời bỏ quyền lực của mình. Còn hoạt động để thay đổi nghĩa là người dân cần đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động và đòi hỏi “thay đổi” chế độ thông qua lá phiếu.

Điều đó là đúng đắn nhưng vẫn bị nhà nước kìm kẹp, bắt giam. Tuy bị như vậy nhưng nhiều người vẫn cứ tiếp tục hoạt động, cứ làm việc đúng, việc tốt theo mình nhận thấy. Như vậy thì đất nước mới có được những con người của tương lai. Thà để cho nhân dân bày tỏ chính kiến của mình đường hoàng còn hơn là chính những người trong hệ thống nhà nước Đảng quản lý đó làm đảo chính quân sự.

Nguyễn Trung Thành (danlambao)



Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1