Những con tắc kè ảo vọng - Dân Làm Báo 1

Những con tắc kè ảo vọng


Nguyễn Đắc Xuân- "Huế : Những ngày tháng sục sôi"

Hoàng Thanh Trúc (danlambao) - Khác với thông lệ, năm nay tìm đỏ con mắt trên các giai phẩm Báo Xuân không còn thấy bóng dáng hào hùng của vị Anh Hùng dân tộc Quang Trung Hoàng Đế oai phong lẫm liệt trong chiến bào trên lưng tuấn mã, vung gươm chỉ huy ba quân trong ngày đầu Xuân, Bắc Tiến đại phá quân tàu (MãnThanh) xâm lược, giãi phóng Thăng Long thành, ngược lại người ta đọc thấy trên bốn số báo Tuổi Trẻ/tp/HCM liên tiếp (hôm nay 8/1 đăng kỳ 4) có cái tựa “Sinh viên Huế tuyên chiến” trong hồi ký nhiều kỳ mang tên “Huế - Những Tháng Ngày Sục Sôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân kể lại việc tham gia cùng sinh viên và phật tử miền trung tổ chức chống đối chính quyền VNCH và cố TT Ngô Đình Diệm.

Thật lòng thì rất nhiều, nếu không muốn nói đa phần người trong nước hiện nay không rõ lắm về “ất giáp” của quá khứ này, vì thời gian như lớp bụi phủ mờ và một số đông nhân vật có biết và liên quan sự kiện ấy đang định cư ở nước ngoài. Nhưng qua các chi tiết thuật lại trong hồi ký, chắc hiện nay nhiều người cũng phải thầm “cảm ơn tác giả” đả phát thảo lại cho lớp người trẻ hôm nay thấy và hiểu được như thế nào là quyền “Tự Do” ngôn luận, thể hiện chính kiến của xã hội miền Nam lúc bấy giờ, để tự hỏi, không biết nó có “gấp vạn lần” Tự Do thể hiện chính kiến trong cái thể chế CSXHCN hôm nay chưa? ( nói cho gần với ẩn dụ của bà PCT/ nước Nguyễn thị Doan ) và đến bây giờ qua lời tự thuật ấy, chắc tác giả Nguyễn Đắc Xuân sẽ rất hài lòng để xoa tay tự hào “mình đã góp một phần công lao” cho một cuộc cách mạng Phật Giáo, để bất cứ Chùa Chiềng nào trong cả nước hiện nay cũng phải có một “chi bộ đảng” hay tối thiểu, ít nhất, cũng có một hai “đảng viên thượng tọa” giám sát việc tụng kinh gõ mõ cho nó thêm nồng nàn câu kinh: “yêu Phật Pháp là yêu XHCN”. Và vì vậy chúng ta cũng nên biết qua tác giả Nguyễn Đắc Xuân là ai? để nếu bất chợt có gặp nhau giữa chợ đời mà ngưỡng mộ…. “điểm mặt” với nhau.

– Đắc Xuân! thú vị thật, cái tên thể hiện sự đắc chí viên mãn, thủ đắc được trong mùa Xuân, không biết đó có phải là nhân duyên tiền định,tiền ngộ gì không ? mà ông là một trong những nhân vật nổi bật trong biến cố mùa Xuân Mậu Thân 1968 tại cố đô Huế được đề cập trong Hồi Ký “Giải Khăn Sô Cho Huế” của nữ văn sĩ Nhã Ca, một cây viết gốc Huế đầy uy tín, được nhiều người yêu mến trong văn học Miền Nam Sài gòn trước kia. Và chắc bà con gốc “Thần Kinh” Huế trong và ngoài nước những ngày này bên cạnh “Huế, những tháng ngày sục sôi” thì cũng thầm “cảm ơn” tác giả Nguyễn Đắc Xuân qua bài hồi ký ấy đã nhắc nhỡ mọi người cũng sắp đến Tết rồi cùng nhau sữa soạn cho đám giỗ hơn 8000 vong linh người thân, nhân dân bị tàn sát trong Xuân Mậu Thân để cho: “Huế…Những Ngày Không Thể Nào Quên…”

“Rất tiếc khi vào Googel gỏ tìm tư liệu, thì hầu hết các danh mục, dù có tiêu đề giới thiệu về Nguyễn Đắc Sơn nhưng xuất phát từ Hải Ngoại đều bị chận lại với “Server not found” (trang,máy chủ không tìm thấy ? còn từ trong nước viết thì thoải mái ?? ). Phải “vượt lửa leo tường” thì mới đọc được những gì cần và đáng đọc về nhân vật này... và sở dĩ dưới đây phải giới thiệu nhà văn Nhã Ca vì trong Hồi Ký: Giải Khăn Sô Cho Huế, bà đã chỉ ra nhân vật Nguyễn Đắc Xuân là ai ?.

Trên trang Blogs: Viet Land (Hồi Ký Giải Khăn Sô Cho Huế) của nhà văn nữ Nhã Ca http://www. vietlandnews. net/forum/showthread. php/5523- nguyen dac xuan toi do giet nhan dan Huê.

Khái quát thân thế sự nghiệp nhà văn : Nhã Ca 
Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960-1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ,bút ký và tiểu thuyết. Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền CSVN giam cải tạo hai năm vì tội "biệt kích văn hóa" ?. Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ thì bị giam cải tạo 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc Tế phối hợp với hội Ân Xá Quốc Tế và thủ tướng Thụy Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News.

Phim Đất Khổ do Hà Thúc Cần sản xuất và hoàn tất năm 1973, là một phần dựa theo cuốn Giải khăn sô cho Huế và Đêm nghe tiếng đại bác, do Nhã Ca viết đối thoại. Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác, như: Hồi ký một người mất ngày tháng-- Đường Tự Do Sài Gòn (2006). Tác phẩm dịch ra ngoại ngữ: Đêm nghe tiếng đại bác đã được dịch sang tiếng Pháp với tựa Le cannon tonnent la nuit, Đoàn nữ binh mùa thu được Barry Hilton dịch sang tiếng Anh với tựa The Short Timers, Phim “Đất Khổ” được hãng Remis phát hành với tên Land of Sorrows (Wikipedia).

Trong Văn Học Miền Nam (quyển "Thơ Miền Nam"), nhà văn Võ Phiến đã nhận định về Nhã Ca như sau: “…Tự do, bà thích nói đến tiếng ấy: tự do trong thể xác, trong đời mình. Và văn chương bà, dù là văn chương viết về tuổi trẻ, vẫn trĩu nặng ưu tư. Nghệ thuật của bà là cuộc đời trước mặt. Ở bà, cá nhân là chính trị, là xã hội. Bà có chân dung đầy góc cạnh nhọn, như những bức tranh của Braque, của Picasso. Nhã Ca là một nhà văn độc lập và bất khuất, bà cũng là một tiêu biểu rõ rệt nhất cho nền văn chương nhân bản của miền Nam trong thời kỳ 1954-1975 ”. ( Wikipedia ).

Sau tết Mậu Thân 1968.. . đến năm 1969 nhà văn Nhã Ca đã cho ra đời Bút ký: "Giải Khăn Sô Cho Huế" và được trao giải thưởng của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (1970), mới đây tháng 2-2008, sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế" ấn bản đầu tiên tại hải ngoại do Việt Báo ấn hành, sách dày 640 trang, khổ lớn, bìa cứng và đã phát hành tại Mỹ. Cuốn sách là hình ảnh sống động miên tả lại hầu như toàn cảnh của biến cố tết Mậu Thân. Vì tác giả của nó trực tiếp sống và bị cuốn theo dòng chảy của những ngày xảy ra chiến sự gây nên nổi tang tóc kinh hoàng mà lịch sử và nhân dân Huế không thể nào quên…..

“Cám ơn Thầy Từ Thái, một nhân chứng sống, một tăng thân tu học ở chùa Tây Thiên vào thời điểm xẩy ra biến cố Mậu Thân, đã khẳng định xác nhận những ghi chép của nhà văn Nhã Ca trong hồi ký "Giải Khăn Sô cho Huế" là hoàn toàn đúng với sự thật

Xin kính chuyển đến quý Anh Chị nhân mùa Đại-Tang-Tết-Mậu-Thân-Huế”

(Nguyễn Đắc Xuân, ảnh trong hồi ký Giải Khăn Sô Cho Huế )
Nguyễn Đắc Xuân (trái) Hoàng P. Ngọc Tường (phải) liên quan mật thiết đến cái chết hơn 8000 ngàn người dân Huế trong biến cố đau thương “Tết Mậu Thân 1968 (trích Giải khăn Sô Cho Huế : Nữ văn sĩ Nhã Ca ) VietLan Blogs.

Nhã Ca: Hồi Ký Giải Khăn Sô Cho Huế (trích đoạn liên quan Nguyễn Đắc Xuân)

“Nguyễn Đắc Xuân, một sinh viên Huế. Thập niên 60 trong phong trào thanh niên sinh viên bị Việt Cộng nằm vùng giật giây, Nguyễn Đắc Xuân làm thơ, tranh đấu, rồi bỏ vào khu theo Việt Cộng. Để rồi MÙA XUÂN 1968 theo Việt Cộng trở lại Huế có mặt trong những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loạt người dân Huế với tội “phản cách mạng”. Đích thân Xuân đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích với Xuân từ trước, ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Nguyễn Đắc Xuân, tên Tý, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Nguyễn Đắc Xuân :

- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm...

Nhưng mặc Tý năn nỉ, hoan hô, Nguyễn Đắc Xuân vẫn lạnh lùng nổ súng vào người bạn nhỏ của mình không chút đằng đo...”

Thư của Đặng Văn Âu, bạn thân từ Hải ngoại gửi cho Nguyễn Đắc Xuân (Trích đoạn)

“...Bây giờ mày hãy trả lời câu hỏi chót của tao, trước khi tao trả lời câu hỏi của mày viết trong email gửi cho tao. Có bao giờ mày chứng kiến những người dân chạy nạn trong các cuộc giao tranh giữa hai bên mà họ bỏ chạy về phía“vùng giải phóng” của Việt Cộng không? Hay là họ chạy về phía Ngụy bọn tao? Nếu mày bảo có thì mày giống Hoàng Phủ Ngọc Tường, nói dối như Vẹm. Nếu mày bảo không hề thấy nạn nhân chiến tranh chạy qua “vùng giải phóng Việt Cộng” mà mày cho rằng mày theo Việt Cộng là làm nghĩa vụ lịch sử thì tao không còn gì để nói với mày. Cái khác nhau giữa chế độ ở Miền Nam và ở Miền Bắc là: nếu mày bị An Ninh VNCH bắt thì tao dù chỉ là một Thiếu tá thôi, nhưng có thể ký giấy bảo lãnh cho mày ra tù. Nhưng nếu năm 1975 tao kẹt lại bị tù cải tạo thì “lão thành cách mạng” như Hùm Xám Đặng văn Việt cũng không thể bảo lãnh cho một thằng như tao. Tao sẽ bị bỏ xương nơi rừng thiêng núi thẳm vì cái tính không chịu khuất phục bẩm sinh. Mày nên hiểu, nếu Miền Nam áp dụng chế độ “công an trị” như Miền Bắc thì chẳng bao giờ những thứ như Ngô Bá Thành, Nhất Hạnh, Tôn thất Dương Tiềm, Tôn thất Dương Kỵ, Trí Quang, Nguyễn Ngọc Lan có đất sống! để sau năm 1975 múa may quay cuồng làm những con rối cho CS bắc Việt.

Về cuốn nhật ký của mày, tao được một Đại Úy VNCH cho biết quân đội Hoa Kỳ chuyển giao một số tài liệu Việt Cộng tịch thu được trong một cuộc hành quân lục soát, trong đó lại phát hiện có hồi ký mang tên Nguyễn Đắc Xuân. Nghe đến tên Nguyễn Đắc Xuân, tao liền nhớ đến thầy Lê văn Thi – nguyên giáo sư Lý Hóa trường Quốc Học – bị VC trong đoàn quân mà mày dẫn đường về Huế thảm sát trong Tết Mậu Thân là tao giận sôi gan lên rồi,tao không thèm tò mò đọc làm gì. Tao chỉ hỏi ông Đại Úy VNCH, Nguyễn Đắc Xuân viết cái gì trong hồi ký đó thì được ông ta cho biết mày tường thuật cuộc đánh bom B-52 và kêu lên hai tiếng “Mẹ ơi!” vì quá khiếp đảm.

Nguyễn Đắc Xuân ơi! Mày chọn lầm đường rồi! Chế độ dân chủ của Miền Nam hãy còn phôi thai, chưa phải là chế độ hoàn hảo vì vừa mới thoát ra khỏi bàn tay thực dân, thì bị bọn VC nằm vùng phá hoại và vì bị những hạng trí thức dở hơi toan tính theo đóm ăn tàn tiếp tay cho cộng sản Miền Bắc xâm lăng dưới chiêu bài giải phóng dân tộc. Giữa cái chưa tốt và cái tồi tệ, mày lại đi chọn cái tồi tệ nhất để cho tình trạng nước nhà hôm nay bị suy đồi về mọi mặt từ đạo đức đến giá trị con người. Miền Bắc xâm lăng Miền Nam để hiến toàn cõi đất nước cho Trung Cộng, chứ giải phóng, thống nhất cái quái gì?

Những gì tao viết ở trên, mày đừng nghĩ tao chửi mày. Tao thương mày vì sự mê muội của mày và tao giận mày vì sự ngoan cố của mày tới giờ này mà chưa tỉnh ngộ! Những người đi làm “cách mạng” với mày, năm xưa xúi mày biểu tình đốt tòa Lãnh sự Mỹ giờ trốn biệt đâu hết rồi ? Sao ngày nay mày không tập hợp lại để tái lập chiến đoàn quyết tử Nguyễn Đại Thức, để đốt tòa Đại sứ Trung Cộng như năm xưa hăng say chống Mỹ cứu nước? Những Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đang bán nước cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc mà sao không thấy nhà “cách mạng”sinh viên nào đăng đàn như năm xưa đọc diễn văn đả đảo quân phiệt Thiệu Kỳ ? Khí thế “cách mạng” bị “đảng ta” nghiền cho nát hết rồi sao? Trương Tấn Sang, người Việt gốc Tầu, mới viết bài cương quyết chống “diễn biến hòa bình” để Việt Nam được sáp nhập vào nước Tầu, mày đã đọc chưa?

Thư viết cho mày đến đây đã khá dài. Hẹn mày thư sau. Nhắc lại, tao không chửi mày. Tao chỉ nói sự thật. Hãy cố gắng mở mắt to ra mà nhìn cho hết sự thật trên đất nước ngày nay ra sao.

Bằng Phong Đặng văn Âu, người bạn học thân thiết năm xưa của mày.
© Đàn Chim Việt

Nhiều người am hiểu sự việc nói trên, mỗi khi có ai nhắc đến, họ tủm tỉm cười nhớ đến câu chuyện “con Tắc Kè”. Sinh ra lớn lên trong rừng cây,bốn mùa xanh tốt, thay đỗi màu da di truyền cho thích nghi với rừng lá, trên ngọn cây, con tắt kè nhìn ra biển cát một màu trắng xóa mênh mông mơ mộng, chỉ phải duy nhất một lần thay đổi màu da và trong cơn bão cát bất chợt, nó nhắm mắt tung mình cho gió cuốn đi,cuốn đi vào biển cát, nó bừng tỉnh trong hoang vắng như sa mạc, nắng nung người và giá buốt đêm thâu, không có lấy một chiếc lá che thân, nó không thể thay một màu da duy nhất để hóa trang lẫn tránh kẻ thù,và biển cát cũng không dung nạp nó vì cái màu loang lỗ trên thân, nó cô đơn trong tuyệt vọng thất thểu mơ về một rừng lá xôn xao….


Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1