Lời giới thiệu về Nhóm Công tác về Cầm tù Tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention - (WGAD) - Dân Làm Báo 1

Lời giới thiệu về Nhóm Công tác về Cầm tù Tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention - (WGAD)


Dân Làm Báo lược dịch - Nhóm Công tác về Cầm tù Tùy tiện (WGAD) được thành lập dựa vào nghị quyết 1991/42 của Ủy ban Nhân quyền hoạt động trước đó. Nhiệm vụ được ủy thác cho WGD đã được làm rõ và mở rộng bởi nghị quyết 1997/50 của Ủy ban Nhân quyền. Sự ủy thác này lại đã được mở rộng trong một thời gian ba năm nữa bởi nghị quyết 15/18 vào ngày 30 tháng Chín, 2010.

(A) Điều tra các trường hợp tước quyền tự do một cách tùy tiện hoặc không thích hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên hệ được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền hoặc trong các quy định pháp lý quốc tế được chấp nhận bởi các chính phủ;

(B) Tìm kiếm và nhận thông tin từ các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ và nhận thông tin từ các cá nhân có liên quan, gia đình của họ hoặc người đại diện của họ;

(C) Hành động dựa vào thông tin gửi đến về các trường hợp bị cáo buộc giam cầm tùy tiện bằng cách gửi khiếu nại khẩn cấp và thông tin liên lạc đến các chính phủ quan tâm để làm rõ vụ việc và tạo sự chú ý quan tâm cho những trường hợp này;

(D) Thực hiện các chuyến công tác tại chỗ theo lời mời của Chính phủ, để hiểu rõ hơn các tình huống đang lan tràn ở các nước, cũng như những lý do cơ bản cho các trường hợp tùy tiện tước đoạt tự do;

(E) Xây dựng các cuộc thảo luận tranh cãi về các vấn đề có tính chất chung để giúp đỡ các nước ngăn chặn và bảo vệ chống lại các hành vi tước đoạt tự do một cách tùy tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét các trường hợp trong tương lai;

(E) Gửi báo cáo hàng năm đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trình bày hoạt động, kết quả thu hoạch, kết luận và khuyến nghị.

Hơn nữa, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khuyến khích WGAD trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình:

(A) Làm việc trong tinh thần hợp tác và đối thoại với tất cả những người liên quan đến các trường hợp được đệ trình, và đặc biệt là với các quốc gia cung cấp thông tin cần được xem xét;

(B) Hoạt động trong tinh thần phối hợp với các cơ chế khác của Hội đồng Nhân quyền, với các cơ quan có thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc và với các công ước quốc tế, lưu ý đến vai trò của Văn phòng Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc trong những phối hợp, đồng thời áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để tránh sự trùng lặp cơ chế, đặc biệt liên quan đến việc thông tin liên lạc nhận được hay từ những chuyến khảo sát tại chỗ; (ghi chú của DLB: xin lưu ý điển này để gửi đơn đúng người đúng việc)

(C) Thực hiện nhiệm vụ một cách thận trọng, khách quan, độc lập.

*

Thành viên của WGAD:
Mr. Malick El Hadji Sow (Senegal), since 2008 - (Chair-Rapporteur)
Ms. Shaheen Sardar Ali (Pakistan), since 2008 - (Vice-Chair)
Mr. Roberto Garretón (Chile), since 2008
Mr. Mads Andenas (Norway), since 2009
Mr. Vladimir Tochilovsky (Ukraine), since 2010

Địa chỉ liên lạc:
Thông tin gửi đến WGAD cho một yêu cầu khẩn cấp theo địa chỉ sau đây - tốt nhất là bằng email hay fax
Working Group on Arbitrary Detention
c/o Office of the High Commissioner for Human Rights
United Nations Office at Geneva
8-14, avenue de la Paix
1211 Geneva 10, Switzerland
facsimile: +41 22 9179006
e-mail: wgad@ohchr.org

Để hiểu thêm chi tiết thế nào là một yêu cầu khẩn cấp hay mẫu cung cấp thông tin:
Xin tham khảo tại: Urgent appealsFact Sheet No 26

*

Lược dịch:




Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1