Chiến lược xiết lưới thưa quanh Trung Quốc của Hoa Kỳ - Dân Làm Báo 1

Chiến lược xiết lưới thưa quanh Trung Quốc của Hoa Kỳ


Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) Những tháng cuối năm 2011 và những ngày đầu năm 2012 là thời gian chứa đựng nhiều sự kiện quan trọng, mà đạo diễn là 2 cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nói rõ hơn thì sự bận rộn của Hoa Kỳ là chính.

A. Tại Châu Á. 

1. Tổng thống Obama dự hội nghị Apec tại Hawaii từ 10-13/11/2011. Thu hoạch quan trọng của Obama là thúc đẩy dự án thành lập khu vực tự do trao đổi thương mại lớn nhất thế giới, đưa tổng số nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) lên thành 12 quốc gia. Ông cũng lôi kéo được Nhật Bản, Canada và Mexico bước vào vòng đàm phán để gia nhập TPP. 

Đây sẽ là khu vực thương mại lớn nhất của thế kỷ 21 này. 

Khi các cuộc đàm phán hoàn tất, TPP sẽ đưa hầu hết các mức thuế nhập khẩu thương mại ở nhóm nước này về mức “0” trong khoảng 10 năm. 

TPP cũng sẽ bao gồm cả khu vực dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước cùng nhiều lĩnh vực khác. 

TTP sẽ là 1 đối trọng quan trọng với những bành trướng kinh tế lớn lao của TQ tại Asean. 

Các nước Châu Á đã có lựa chọn, hoặc đứng vào 1 thị trường với những qui tắc văn minh công bằng, hoặc làm 1 thị trường chứa hàng kém phẩm chất của Trung Quốc và bao giờ cũng bị xuất siêu trong trao đổi mậu dịch với Trung Quốc... 

2. Ngày 16/11/2011 tại tại thủ đô Canberra (Australia), Tổng thống Obama đã tuyên bố 1 thỏa thuận mới Mỹ-Úc, trong đó Úc cho phép Hoa Kỳ đồn trú 2500 binh lính tại căn cứ quân sự tại Darwin (Australia). Hoa Kỳ cũng được sử dụng căn cứ máy bay Tindal của Australia cho các máy bay chiến đấu có cả B52. Theo ABC Australia, căn cứ quân sự này nằm ngoài tầm của tên lửa đạn đạo mới chế tạo của Trung Quốc. Căn cứ này cho phép Mỹ kiểm soát sự di chuyển của các tàu chiến và máy bay tại vùng Biển Đông. 

3. Ngày 1/12/2011, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có chuyến thăm Myanmar. Kết quả của chuyến đi thăm này là việc Myanmar thả tất cả các tù nhân chính chính trị (đầu tháng 1/2012) và cam kết của Hoa Kỳ cử đại sứ sang thủ đô Myanmar. 

Trên đây là những sự kiện quan trọng nhất trong những ngày vừa qua ở Châu Á. 

Trung Quốc cũng có 1 động thái là chuyến đi thăm Việt Nam và Thái Lan của Tập Cận Bình. Trung quốc không đưa ra 1 tuyên bố nào có tính chiến lược. Vẫn là dùng mưu kế cũ, sách lược cũ, dùng chữ "DỤ" để lôi kéo Thái Lan, và kìm chế Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của mình. Vì Thái Lan là nước không cộng sản lại có xu hướng thân Hoa Kỳ, nên Trung Quốc ra giá đắt hơn: cho vay hơn 1 tỷ đô la. Việt Nam là nước cùng lý tưởng XHCN nên giá rẻ hơn nhiều: 300 triệu đô la. 

Đây chắc chắn không phải là chiêu "dùng bất biến ứng vạn biến" hay "lấy tĩnh chế động". Trung Quốc đang bối rối, chưa tìm ra sách lược nào để chống trả những bao vây mới nhất của Hoa Kỳ, nên tạm dùng tiền vào trong sách lược ngoại giao liên hoành “Nam Dụ” của họ. 

B. Tại Trung Đông. 

Iran là mối quan tâm chính của Hoa Kỳ hiện nay. 

Iran cố tình theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân qua việc làm giầu uranium dưới lòng đất. Iran đã thành công thu hồi máy bay không người lái của hiện đại của Mỹ bằng kỹ thuật tiên tiến. Đầu năm 2012, Iran tập trận 10 ngày tại eo biển quan trọng Hormuz, nơi có tuyến đường vận tải quan trọng chiếm đến 20% lượ̣ng dầu mỏ lưu thông trên thế giớí. Iran cho bắn thử các loại tên lửa có tầm xa 200 km, tầm gần 35 km và tên lửa tầm trung đất đối đất Nour, vốn dựa theo thiết kế́ của Trung Quốc. Việc này đã cho thấy ý đồ của Iran là họ đã có đủ khả năng quân sự, vũ khi... để đóng cửa eo biển quan trọng này. 

Những động thái này của Iran đã khiêu khích nghiêm trọng Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Các biện pháp chế tài đang được tham vấn bao gồm cả việc hạn chế nhập khẩu dầu hỏa từ Iran. Khối EU sẽ có quyết định cấm vận về nhập khẩu dầu hỏa tại Iran cuối tháng 1/2012 này. 

Lâu nay Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận đơn phương đối với Iran: cấm tất cả mọi hình thức mua bán với Iran. Cuối năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành luật cấm các công ty nước ngoài có giao dịch với ngân hàng trung ương Iran liên hệ với hệ thống tài chính Mỹ. 

Sự kiện Hoa Kỳ tích cực bao vây Iran và Iran là một nước cung cấp dầu thô chính (20% lượng xuất khẩu của Iran) cho Trung Quốc, đã đặt Trung Quốc vào 1 tình thế bị bao vây kinh tế gián tiếp. Nước cờ này, Trung Quốc gỡ ra sao, khi chỉ vài tháng trước đây họ đã mất 1 bàn đạp quan trọng ở Trung Đông: Libia xụp đổ. 

Ngoài những khiêu khích của Iran đối với Hoa Kỳ thì Israel là 1 nước có lợi ích tồn tại hay không tồn tại trước việc Iran có vũ khí nguyên tử. Nếu Israel bất ngờ tấn công các địa điểm tại Iran mà họ nghi vấn dùng chế tạo vũ khí nguyên tử, thì có thể họ sẽ không tham vấn quyết định này với Hoa Kỳ. 

Như vậy, tại Trung Đông có thể xẩy ra chiến tranh với Iran bất kỳ lúc nào, mà hậu quả là nguy hại trực tiếp cho kinh tế Hoa Kỳ. 

C. Chiến lược "bao vây mềm" của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc tại Biển Đông. 

Nếu so sánh Biển Đông với Trung Đông thì ta thấy ngay mối quan tâm của Hoa Kỳ tại Trung Đông là khẩn cấp hơn mối quan tâm tại Biển Đông. 

Trong khi cả giới chính trị Hoa Kỳ, EU hướng về Iran, thì CNAS, Trung tâm an ninh mới Hoa Kỳ, hướng dư luận không nên quên tương lai của thế kỷ 21, không quên Biển Đông. 

Chiến lược mà CNAS đề nghị gọi là Hợp tác ưu việt có những điểm chính sau: 

1. Tăng cương ưu thế vũ khí quân sự: gia tăng hạm đội hải quân từ 285 tàu chiến lên 346 chiếc trong những năm tới. 

2. Thứ hai, Mỹ cần củng cố một mạng lưới đối tác an ninh mới, trong đó có việc xây dựng đồng minh và đối tác tại Đông Nam Á. Khuyến khích các đối tác và đồng minh trong khu vực tăng cường chính các khả năng quân sự của mình, cũng như thiết lập những đối tác an ninh mới để giảm bớt gánh nặng cho Mỹ. 

3. Thứ ba là Hoa Kỳ cần bảo đảm đặt Biển Đông vào hàng ưu tiên về ngoại giao và an ninh. Khuyến khích các nước trong khu vực tự bênh vực chính nghĩa về chủ quyền của họ trên Biển Đông đối với Trung Quốc, đồng thời tránh khiêu khích Trung Quốc. 

4. Thứ tư, Hoa Kỳ cần thúc đẩy hòa nhập kinh tế trong khu vực cũng như giữa châu Á và Mỹ. 

5. Thứ năm, Hoa Kỳ cần có chính sách đúng với Trung Quốc, mà theo báo cáo là vừa hợp tác ngoại giao, kinh tế, nhưng Mỹ phải có quân đội mạnh và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. 

Đó là một chính sách tránh xung đột vũ trang, nhưng không né tránh đối đầu ngoại giao. 

Tựu trung lại, 5 điểm trên, mục đích của Hoa Kỳ trong giai đoạn này là hợp tác với Trung Quốc, nhưng hợp tác trên thế mạnh. Bao vây Trung Quốc, nhưng bao vây bằng lưới thưa, đủ để Trung Quốc khó chiụ, nhưng chưa đủ để Trung Quốc gây chiến tranh. 

Đây là chiến lược khôn ngoan khi Hoa Kỳ vẫn chưa thuyết phục được Iran từ bỏ chương trình hạt nhân, khi Trung Đông vẫn còn nhiều yếu tố bất ngờ với Hoa Kỳ, khi kinh tế Hoa Kỳ vẫn chưa phục hồi hẳn. 

Chiến lược này đủ để ủng hộ các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông như Philippine, Việt Nam vẫn cảm thấy hậu thuẫn của Hoa Kỳ sau lưng. Chiến lược này đủ để Trung Quốc phải cân nhắc mỗi khi ra 1 quyết định về bành trướng tại Biển Đông. Họ phải tính đến yếu tố Hoa Kỳ. 

Đây là 1 chiến lược của 1 giai đoạn, không phải là chiến lược dài hạn. 

Khi lợi ích của Hoa Kỳ ở Biển Đông không chỉ là an ninh hàng hải mà được đo bằng số lượng các thùng dầu hỏa do các công ty Hoa Kỳ khai thác ở Biển Đông ở vào 1 số lượng thuyết phục, khi đó Hoa Kỳ sẽ có chiến lược cứng rắn hơn. 

Chuyến đi thăm Phillipines và Việt Nam của 4 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ - John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse, Kelly Ayotte – nhằm ủng hộ Philippine trong các yêu cầu chủ quyền đối với Trung Quốc. 

Tại Việt Nam, các Thượng nghị sĩ này chắc cũng bàn về Biển Đông và Nhân quyền. Việc có mặt của Thượng nghị sĩ J.Mc Cain trong đoàn nói lên tính quan trọng của chuyến thăm này. Đây là 1 bằng chứng về chiến lược quay trỏ lại Châu Á là 1 ưu tiên trong chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. 



Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1