Trần Minh Quân - Vụ án bắt cóc chỉ liên quan đến một em bé nhưng đã nhận được sự chú ý và quan tâm rất lớn của dư luận nói chung và ngành y tế nói riêng bởi xét cho cùng sự sống, tính mạng của con người là quan trọng nhất. Trong khi đó dịch bệnh tay chân miệng liên quan đến sinh mệnh hàng chục ngàn người thì lại nhận được sự quan tâm không tương xứng từ ngành y tế.
Bệnh tay chân miệng (TCM) đang hoành hành ở mọi nơi trên toàn quốc. Tính đến thời điểm này, bệnh TCM đã xuất hiện tại hầu hết 63 tỉnh thành, số ca nhiễm bệnh đang tiến sát con số 90.000 và đã có gần 150 trường hợp tử vong. Đáng nói là tình hình vẫn còn đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Quả thật, đây là một thực tế đáng báo động, gây hoang mang trong xã hội.
Công bố dịch là... hành động vĩ đại?
Đã có nhiều ý kiến cho rằng các địa phương và cả Bộ Y tế cần công bố dịch để xã hội nhận thức rõ hơn về mức độ nguy hiểm cũng như dành sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác phòng chống dịch TCM của ngành. Tuy nhiên những cảnh báo này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của những người có trách nhiệm. Nhiều người đã cảm thấy thất vọng và hoài nghi trước sự im lặng đáng sợ này.
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp và dường như đã vượt quá khả năng chịu đựng nên điều gì đến ắt phải đến. Tỉnh Ninh Thuận là địa phương đầu tiên công bố dịch. Theo đó, lý do để công bố dịch được nêu ra là toàn tỉnh đã phát hiện 471 trường hợp mắc bệnh, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010 tăng 23,7 lần. Bệnh xuất hiện ở 54/65 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện, thành phố.
Đến nay, Ninh Thuận vẫn là địa phương đầu tiên và duy nhất dám "dũng cảm" tuyên bố... có dịch. Sự việc ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận, đến mức một bài viết trên báo Lao động đánh giá đây là một hành động vĩ đại, trong khi đáng lý ra việc này nên được xem là tất nhiên và phải công bố từ lâu.
Khi phát biểu trên Tuổi trẻ, ông Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho rằng: "Khi mức độ ca mắc bệnh tăng ít nhất gấp ba lần các năm trước đó, xuất hiện nhiều ca bệnh nặng, tử vong hơn trước là có thể công bố dịch". Vậy mà cho đến khi không kiểm soát nổi, tăng đến 23,7 lần so với năm trước, Ninh Thuận mới chấp nhận công bố dịch.
Trong khi đó thì tại Quảng Ngãi, có thời điểm số tử vong lên đến 5 trường hợp và tỉ lệ mắc bệnh cao gấp ... 45 lần so với cùng kỳ năm trước mà địa phương này vẫn "ngoan cố" không chịu công bố dịch.
Khi trả lời báo VietNamNet, một số quan chức ngành y tế Quảng Ngãi khẳng định đã kiểm soát được bệnh TCM và hiện nay số ca nhiễm bệnh đã giảm đến 80% thì Ninh Thuận lại bắt đầu công bố dịch. Xét về tương quan lực lượng y bác sĩ, trang thiết bị khám chữa bệnh và điều kiện kinh tế giữa hai địa phương nghèo của miền Trung này thì những con số báo cáo tại Quảng Ngãi thật đáng ngờ, nhất là trước đó Quảng Ngãi từng là địa phương có số ca mắc bệnh TCM cao nhất trong khu vực.
Quá bức xúc trước tình trạng bệnh TCM bùng phát, TS Nguyễn Văn Khải đã đề xuất một phương pháp điều trị bằng dung dịch Anolyt. Đáng nói là TS Khải, với biệt danh "ông già Ozon", cam kết chữa bệnh miễn phí cho người dân và những gì đang diễn ra tại Ninh Thuận đang có những chuyển biến tích cực.
Mặc dù phương pháp của TS Nguyễn Văn Khải vẫn còn nhiều tranh cãi, hoài nghi và cần nhiều thời gian hơn để kiểm chứng, nhưng rõ ràng sự xông xáo của ông lại trái ngược hoàn toàn với những gì ngành y tế đang thể hiện. Dường như sự xuất hiện của một người "ngoại đạo" như ông đã khiến cho không ít người trong ngành y tế "tự ái". Và kết cục là đã có yêu cầu TS Khải phải ngưng chữa bệnh TCM không cần đối chất, tranh luận hay kiểm chứng của ngành y tế.
Bệnh tay chân miệng (TCM) đang hoành hành ở mọi nơi trên toàn quốc. Ảnh: TTO
Tại sao lại sợ công bố dịch?
Trước những thực tế đó thì Bộ Y tế vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, đó là không công bố dịch. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế lại cho biết sẽ công bố dịch nếu có địa phương thứ hai công bố dịch. Đến đây thì nhiều người sẽ tự hỏi tại sao một hành động rất có trách nhiệm, dám nhìn nhận sự thật này tại Ninh Thuận lại được xem là vĩ đại? Và, tại sao người ta lại sợ phải công bố dịch đến thế?
Sau những gì đã xảy ra, chỉ có ba cách lý giải hiện tượng này một cách chính xác nhất. Một là bệnh TCM quá khó chữa trị, vượt ra ngoài khả năng của ngành y tế. Hai là những người có trách nhiệm trong ngành y tế của địa phương và trung ương vẫn đang thờ ơ với tính mạng của người dân, ở đây là trẻ em, xem bệnh TCM như là bệnh của ai đó chứ không phải bệnh của người thân, của con em mình. Ba là người ta sợ khi công bố dịch bệnh sẽ làm những báo cáo thành tích hàng năm vốn vẫn thường được tô hồng ấy bị nhạt màu.
Sau những gì đã xảy ra, chỉ có ba cách lý giải hiện tượng này một cách chính xác nhất. Một là bệnh TCM quá khó chữa trị, vượt ra ngoài khả năng của ngành y tế. Hai là những người có trách nhiệm trong ngành y tế của địa phương và trung ương vẫn đang thờ ơ với tính mạng của người dân, ở đây là trẻ em, xem bệnh TCM như là bệnh của ai đó chứ không phải bệnh của người thân, của con em mình. Ba là người ta sợ khi công bố dịch bệnh sẽ làm những báo cáo thành tích hàng năm vốn vẫn thường được tô hồng ấy bị nhạt màu.
Với dịch bệnh TCM thì vậy, trong khi đó ta có thể thấy Bộ Y tế rất "nhanh nhẹn" trong vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện phụ sản trung ương. Sau khi bên công an tìm được đứa trẻ bị bắt cóc thì ngay lập tức, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có bằng khen cho tổ công tác này.
Vụ án bắt cóc chỉ liên quan đến một em bé nhưng đã nhận được sự chú ý và quan tâm rất lớn của dư luận nói chung và ngành y tế nói riêng bởi xét cho cùng sự sống, tính mạng của con người là quan trọng nhất. Trong khi đó dịch bệnh TCM liên quan đến sinh mệnh hàng chục ngàn người thì lại nhận được sự quan tâm không tương xứng từ ngành y tế.
Từ khi nhậm chức Bộ trưởng bộ Y tế đến nay, có lẽ ấn tượng nhất mà bà Nguyễn Thị Kim Tiến để lại là quyết tâm tăng viện phí và tặng bằng khen. Còn những việc liên quan thiết thực đến đời sống của người dân như dịch bệnh TCM đang diễn ra và dịch vụ y tế thì dường như không có gì thay đổi so với trước đây, ngay cả trong lời hứa.
Nếu những vấn đề còn tồn tại được nhắc đến trong nhiều năm qua của ngành y tế đều được xử lý nhanh nhẹn và tích cực theo phong cách của việc đòi tăng viện phí hay tặng bằng khen kia thì người dân sẽ được an ủi vui mừng biết mấy.
Trần Minh Quân
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-11-15-benh-tay-chan-mieng-va-cau-hoi-voi-bo-y-te
Đọc thêm :
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về dịch tay chân miệng:
SGTT.VN - Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 76.000 trường hợp mắc tay chân miệng. Dịch tay chân miệng đang lan ra các tỉnh mới và bước vào “đỉnh” của chu kỳ thứ hai trong năm. Thế nhưng bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch, tại sao?
Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có trao đổi nhanh với bộ trưởng bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Tại sao đến thời điểm này, hầu hết các tỉnh đều có dịch, song bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch tay chân miệng, thưa bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Trước hết người dân phải tự bảo vệ lấy mình". Ảnh: Chí Hiếu
Giữa mức công bố dịch và có dịch nó khác. Định nghĩa có dịch là khi có số ca mắc tăng hơn bình thường, có số ca chết tăng hơn bình thường hoặc khi không có ca bệnh mà có ca mới mắc thì đó là có dịch.
Nhưng công bố dịch thì từ trước tới nay mình có mỗi H1N1 thôi, đó là khi bà giám đốc tổ chức Y tế thế giới công bố thì mình công bố.
Hiện các nước xung quanh vẫn có dịch như thế, mình xuất hiện sau, trước đó Đài Loan chết nhiều hơn mình, mình đi sau nên rút kinh nghiệm. Trung Quốc có cả triệu người mắc và số người chết là 300, Thái Lan cũng có dịch lớn hơn ta…
Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng gì đâu. Đây là dịch lưu hành, còn nếu như là tả, tức thuộc đại dịch là công bố quốc tế.
Công bố thì dễ nhưng mình đã đâu công bố được, phải ở tầm cỡ nào mới công bố. Chỉ H1N1 là quốc tế công bố ở các quốc gia vì lây qua trực tiếp bằng đường hô hấp, còn đây lây qua phân, qua tay bẩn chứ không phải là đường dịch hô hấp.
Vậy “tầm mức” ở đây trong trường hợp phải công bố là thế nào?
Khi công bố dịch là khi mức trầm trọng quốc gia, các ngành công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp... gần như là công bố tình trạng khẩn cấp.
Còn đến thời điểm này, các tỉnh cũ đã có dịch thì số ca mắc giảm một nửa, mặc dù cũng có lan sang các tỉnh mới.
Trong khi chưa đến mức công bố dịch, tại sao bộ trưởng không có một khuyến cáo, hoặc ít nhất là tuyên bố gì để người dân hiểu rõ, an tâm?
Tuyên bố gì nữa! Công điện Chính phủ đã có có. Chỉ thị của bộ trưởng cũng đã có. Các văn bản chỉ dẫn đã có. Bộ Y tế cũng đã kí cam kết với các ban ngành như phụ nữ, bộ Giáo dục đào tạo, đã có chục đoàn đi kiểm tra.
Thời gian qua cũng đã tuyên truyền suốt trên đài, đã đi kiểm tra liên ngành, đã có chỉ đạo, đã hội thảo quốc gia. Công điện Chính phủ có thì UBND các tỉnh phối hợp cơ quan truyền thông, cơ quan y tế để tổ chức điều trị, và thực tế có thể nói điều trị của ta cũng tốt, nên tỷ lệ chết của mình thấp so với các nước (có dịch kể trên – PV).
Bây giờ mình đang cố gắng như thế thôi, bởi các nước xung quanh vẫn đang có dịch. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu thì có các vi rút chủng lạ xuất hiện, phát triển… Nhưng trước hết người dân phải tự bảo vệ lấy mình.
Cám ơn bộ trưởng!
CHÍ HIẾU (THỰC HIỆN)
Đọc thêm :
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về dịch tay chân miệng:
Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng gì đâu!
SGTT.VN - Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 76.000 trường hợp mắc tay chân miệng. Dịch tay chân miệng đang lan ra các tỉnh mới và bước vào “đỉnh” của chu kỳ thứ hai trong năm. Thế nhưng bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch, tại sao?
Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có trao đổi nhanh với bộ trưởng bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Tại sao đến thời điểm này, hầu hết các tỉnh đều có dịch, song bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch tay chân miệng, thưa bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Trước hết người dân phải tự bảo vệ lấy mình". Ảnh: Chí Hiếu
Giữa mức công bố dịch và có dịch nó khác. Định nghĩa có dịch là khi có số ca mắc tăng hơn bình thường, có số ca chết tăng hơn bình thường hoặc khi không có ca bệnh mà có ca mới mắc thì đó là có dịch.
Nhưng công bố dịch thì từ trước tới nay mình có mỗi H1N1 thôi, đó là khi bà giám đốc tổ chức Y tế thế giới công bố thì mình công bố.
Hiện các nước xung quanh vẫn có dịch như thế, mình xuất hiện sau, trước đó Đài Loan chết nhiều hơn mình, mình đi sau nên rút kinh nghiệm. Trung Quốc có cả triệu người mắc và số người chết là 300, Thái Lan cũng có dịch lớn hơn ta…
Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng gì đâu. Đây là dịch lưu hành, còn nếu như là tả, tức thuộc đại dịch là công bố quốc tế.
Công bố thì dễ nhưng mình đã đâu công bố được, phải ở tầm cỡ nào mới công bố. Chỉ H1N1 là quốc tế công bố ở các quốc gia vì lây qua trực tiếp bằng đường hô hấp, còn đây lây qua phân, qua tay bẩn chứ không phải là đường dịch hô hấp.
Vậy “tầm mức” ở đây trong trường hợp phải công bố là thế nào?
Khi công bố dịch là khi mức trầm trọng quốc gia, các ngành công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp... gần như là công bố tình trạng khẩn cấp.
Còn đến thời điểm này, các tỉnh cũ đã có dịch thì số ca mắc giảm một nửa, mặc dù cũng có lan sang các tỉnh mới.
Trong khi chưa đến mức công bố dịch, tại sao bộ trưởng không có một khuyến cáo, hoặc ít nhất là tuyên bố gì để người dân hiểu rõ, an tâm?
Tuyên bố gì nữa! Công điện Chính phủ đã có có. Chỉ thị của bộ trưởng cũng đã có. Các văn bản chỉ dẫn đã có. Bộ Y tế cũng đã kí cam kết với các ban ngành như phụ nữ, bộ Giáo dục đào tạo, đã có chục đoàn đi kiểm tra.
Thời gian qua cũng đã tuyên truyền suốt trên đài, đã đi kiểm tra liên ngành, đã có chỉ đạo, đã hội thảo quốc gia. Công điện Chính phủ có thì UBND các tỉnh phối hợp cơ quan truyền thông, cơ quan y tế để tổ chức điều trị, và thực tế có thể nói điều trị của ta cũng tốt, nên tỷ lệ chết của mình thấp so với các nước (có dịch kể trên – PV).
Bây giờ mình đang cố gắng như thế thôi, bởi các nước xung quanh vẫn đang có dịch. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu thì có các vi rút chủng lạ xuất hiện, phát triển… Nhưng trước hết người dân phải tự bảo vệ lấy mình.
Cám ơn bộ trưởng!
CHÍ HIẾU (THỰC HIỆN)