Hoàng Thanh Trúc - Không thể lớn lên cùng thiên hạ, sẽ mãi đọa đày nhau... chứ không thì sao ? giết hại hàng triệu anh em bà con dân tộc chính mình rồi liên hoan mừng chiến thắng?... lời nói thẳng nói thật có mất lòng nhưng sẽ làm mình tốt hơn để phục vụ nhân dân sao lại bắt bớ giam cầm trong ngục tù hàng loạt con em,nhân dân mình sao không thể như người ta ? Chín bỏ làm mười! Có thể không?...
*
Truyền hình nhà nước Myanmar ngày 11-10 thông báo việc chính phủ sẽ trả tự do cho hơn 6.300 tù nhân chính trị trong lần đặc xá ngày 12-10- 2011.
Ủy ban Nhân quyền quốc gia Myanmar, được thành lập vào tháng trước, tuyên bố trên một nhật báo của Myanmar là việc trả tự do cho “những người bất đồng chính kiến” nhằm đáp ứng các lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế. Trong một thư ngỏ gửi Tổng thống Thein Sein ngày 11-10, Ủy ban Nhân quyền quốc gia đã kêu gọi chính quyền trả tự do cho các tù nhân chính trị, thư có đoạn viết: “Các tù nhân không đe dọa đến sự ổn định của đất nước và sự bình yên của xã hội nên phải được trả tự do”. Ngày 11-10, nhiều quan chức chính phủ cho AFP biết sẽ có một đợt đặc xá bao gồm các tù nhân chính trị trong những ngày tới. (tuổi trẻ online ).
Cánh cửa ngục tù không thể giam giữ những tiếng nói Tự Do
Như mùa xuân – phải qua những chặn đường của mùa hạ, thu, đông, nhưng chuyên chở tín hiệu mùa xuân ấy đến với nhân dân quốc gia Myanmar hôm nay gần như chỉ duy nhất mỗi một cánh én mong manh: Aung San Suu Kyi, với hai mươi mốt năm, trong đó mười lăm năm cô đơn ( biệt giam quản thúc tại gia ) đương đầu cùng giông bão. Cuối cùng thì cánh én Nobel hòa bình 1991 – Từng đối diện trước nòng súng của độc tài quân đội, cũng đẩy lui được cái “giá lạnh” mùa đông chính trị trên quê hương Myanmar của mình.
Người dân Myanmar chào đón sự trở lại của bà Aung San Suu Kyi. Người phụ nử Châu Á đấu tranh cho Nhân Quyền nổi tiếng nhất thế gới hiện nay ). (ABC)
Trước đó, Ông Thein Sein tổng thống dân sự đầu tiên, cựu tư lệnh quân đội trong chính quyền quân sự của Myanmar trước đây, thay vì “bàn tay thép” như quá khứ thì ông đã chìa bàn tay bọc nhung, thông qua chính phủ mời bà Aung San Suu Kyi tới thủ đô Naypyidaw gặp mặt đối thoại cùng Tổng Thống, đây là một động thái chưa từng có của giới quân sự cứng rắn cầm quyền trước đây.
Tướng Tư Lệnh Quân Đội Myanmar: Thein Sein.
Tất cả khởi đi từ lòng dân, chính xác như thế, dù hệ quả độc tài quân sự từ lâu đã âm ỉ chia rẽ xã hội, nhưng cao điểm bắt nguồn từ 27 tháng 5/1990: Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) do bà Suu Kyi làm tổng thư ký. Chủ trương đấu tranh bất bạo động cho tự do, nhân quyền, dân chủ thắng cử vang dội (82% phiếu) mặc dù lúc ấy bà Suu Kyi đang bị quân đội giam lỏng. Chính phủ quân sự độc tài Myanmar (SLORC) không chấp nhận kết quả bầu cử này ? khiến cho Myanmar trong một thời gian dài bị thế giới cô lập chính trị, LHQ lên án và Mỹ cấm vận. Trong ASEAN và Châu Á lúc ấy, Việt Nam cùng Myanmar luôn nằm trong tốp dẫn đầu các quốc gia vi phạm tự do nhân quyền trầm trọng nhất. Việc bà Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel hòa bình khi đang là tù nhân càng làm cho chính quyền quân sự bị nhiều sức ép hơn về kinh tế và ngoại giao cho đến đầu năm 2011 chính quyền quân sự sau 50 năm độc tài quyền lực buộc phải “ thay áo” trong một cuôc “bầu cử” để có kết quả là ngày 30-3, Tổng thống đắc cử tướng Thein Sein khoác bộ veston thay cho quân phục trong lễ nhậm chức và dưới áp lực nhân dân kể từ thời điểm nội các mới nhậm chức, (SLORC) chính quyền quân sự chính thức bị giải thể”. Trước đó không lâu ngoại trưởng Mỹ Bà Clinton phát biểu: "Chúng ta muốn thấy có sự cải cách về dân chủ; một chính quyền biết đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Miến; thả lập tức và không điều kiện những tù nhân chính trị, kể cả bà Aung San Suu Kyi; đối thoại nghiêm túc với phe chống đối và các nhóm thuộc sắc tộc thiểu số."
Và rồi qua đường ngoại giao tích cực như “con thoi” cuối cùng thì chiều ngày 13 tháng 11 năm 2010, theo chiếu lệ của tòa án Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, sau khi bị quản thúc khắc nghiệt tại gia 15 năm trong 21 năm qua.
Không chỉ là gặp gỡ của một lãnh tụ đối lập giữa bà Aung San Suu Kyi với tân Tổng Thống Thein Sein mà còn là lần đầu tiên chính phủ mời bà tham dự một diễn đàn kinh tế chính thức với sự có mặt của nhiều nhân vật quan trọng của các doanh nghiệp Myanmar và đại diện của tất cả 37 đảng phái chính trị được công nhận, với một Ủy ban Nhân quyền quốc gia Myanmar thành lập trước đó. Cuộc gặp này biểu hiện cho sự hoà giải mà chính phủ dân sự được bầu mới lên nắm quyền từ tháng 4 vừa qua của Myanmar đề xuất.
Bà Aung San Suu Kyi và Tổng Thống Thein Sein
Người ta chưa biết chắc đó có phải là tín hiệu cho một mùa xuân mới thực sự đến với nhân dân Myanmar chưa? Nhưng ngần đó dữ kiện cũng khiến cánh én Nobel hòa bình Châu Á Aung San Suu Kyi trút bớt gánh nặng để nở một nụ cười khi biết rằng tất cả đồng sự và những người sát cánh cùng bà đấu tranh cho tự do dân chủ trước đây… sẽ bước ra khỏi cổng ngục tù …
Cánh én không biết mõi và nụ cười: Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi)
Tôi gõ đến những giòng chữ này không rõ buồn, giận hay xót xa mà ngón tay run run, dẫn chuyện xứ người mà tôi mơ đến quê nhà, nhiều “cánh én” lắm, cũng chở nặng những tín hiệu báo “xuân” cho tự do nhân quyền của dân tộc, nhưng đang xơ xác trong ngục tù, dương đôi mắt như ứa máu, thần thờ nhìn ra bầu trời cao …chắc cõi lòng quặn thắt lắm …Tôi cứ lan man trong cõi duy tâm…không biết lịch sử theo dòng, có phải ông cha ta trên đường Nam tiến đã vô tình khỏa lấp dưới lớp đất bụi thời gian hai ba dân tộc: Chiêm Thành,Óc Eo hay Chân Lạp nên cứ vướng mãi lời nguyền: Không thể lớn lên cùng thiên hạ, sẽ mãi đọa đày nhau... chứ không thì sao ? giết hại hàng triệu anh em bà con dân tộc chính mình rồi liên hoan mừng chiến thắng?... lời nói thẳng nói thật có mất lòng nhưng sẽ làm mình tốt hơn để phục vụ nhân dân sao lại bắt bớ giam cầm trong ngục tù hàng loạt con em,nhân dân mình sao không thể như người ta ? Chín bỏ làm mười! Có thể không?.