Tham nhũng tại Việt Nam - Dân Làm Báo 1

Tham nhũng tại Việt Nam

Nhà báo John Ruwitch, trưởng văn phòng đại diện của Reuters tại Hà Nội, có bài phân tích hôm 24/06 về cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.


Trần Văn Giáp từ từ trở mình trên giường bệnh viện, nháy mắt và kéo bên vai áo bên trái xuống. Những vết bầm tím do những kẻ tấn công dùng ống sắt đánh hằn trên cả một khoảng lưng ông.

Ông Giáp cho biết vụ ông bị đánh xảy ra hồi đầu tháng Sáu là hành động trả thù cho việc ông đã thổi còi một quan chức địa phương, người ông tuyên bố đã bán khoảng 70 kg thóc gạo chính ra được giành để phân phối miễn phí sau trận lũ lụt năm ngoái.

"Người con trai của viên chức này là một trong số những kẻ tấn công," ông Giáp nói.

Bên cạnh ông trong căn phòng bệnh viện với bảy giường bệnh ở thành phố Vinh, cách Hà Nội 250 km về phía nam, là người anh em trai của ông, một bệnh nhân đang nằm và được truyền nước qua ven tay và ngón tay chỏ trên bàn tay bên phái được băng kín.

Ông nói là ông suýt bị mất ngón tay này trong vụ bị đánh bị thương đó.

Ông Trần Văn Giáp, người công khai chống tham nhũng
Ông Trần Văn Giáp nói việc ông bị đánh là hành động trả thù cho việc ông đã tố cáo chống tham nhũng,

Những nguy hiểm có thể là tương đối nhỏ trong trường hợp của ông Giáp, nhưng nó đã trở thành hàng tin chính trên một số tờ báo có lượng độc giả đông đảo tại Việt Nam, và cùng với các trường hợp khác nó một lần nữa nhắc lại câu hỏi về hiệu quả của những nỗ lực chống tận gốc rễ tình trạng tham nhũng đang tràn lan.

Các nhà đầu tư quan ngại

Các chuyên gia nói tình trạng ăn hối lộ có ở mọi nơi mọi chỗ tại Việt Nam và ở mỗi cấp chính quyền, và các nhà đầu tư phương Tây từ lâu đã được đặt vấn đề này là trong số những lo ngại hàng đầu khi làm kinh doanh ở đây.

Cuối năm 2008, Nhật Bản, nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam, đã tạm thời đình chỉ các hỗ trợ chính thức do một vụ bê bối về tham nhũng.

Các nhà lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản cầm quyền đã gọi tình trạng hối lộ lan tràn là một nguy cơ cho sự phát triển của quốc gia.

Nhưng các nhà phân tích và vận động chống tham nhũng nói đã có đôi chút tiến bộ trong những năm gần đây và những trường hợp “thổi còi” như ông Giáp có thể sẽ gia tăng.

Vietnamnet.vn, tờ báo điện tử được ưa chuộng tại Việt Nam, trong tháng này đã đưa tin một cựu chiến binh, người dẫn đầu nhiệm vụ chống tham nhũng trong một trường hợp khiếu kiện về đất đai ở tỉnh Hải Dương, miền Bắc, đã bị giết hại hồi tháng Giêng.

Ông Trần Đình Triển, một luật sư vốn hay lên tiếng, cho biết lòng tin vào khả năng của chế độ có thể giải quyết vấn đề này dường như đang giảm dần.

"Đây là một vấn đề nóng bỏng và đó là một chủ đề đó mà là một luật sư, tôi có thể thấy đang làm cho người dân mất lòng tin vào các cơ quan của nhà nước,"ông nói.

Cách đây năm năm, Việt Nam có thể đã có nhiều lý do để hy vọng.

Nguy cơ với những người chống tham nhũng

Trong năm 2006, các nhà báo phát hiện một vụ bê bối cờ bạc và tham ô biển thủ rất lớn, vẫn được biết là vụ PMU-18 và vụ việc này đã buộc Bộ trưởng Giao thông phải từ chức và đẩy vấn đề tham nhũng lên đầu chương trình nghị sự tại một phiên họp Đại hội Đảng Cộng sản vốn có vai trò thiết lập chính sách chỉ một năm sau vụ bê bối này.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khi đó là ông Nông Đức Mạnh, và ông đã gọi vấn đề này là một mối đe dọa cho chế độ.

Nhưng vào năm 2008, hai trong số những phóng viên tích cực nhất đưa tin về câu chuyện này đã bị bắt giữ và các Tổng biên tập viên hàng đầu đã bị sa thải. Điều đó gửi đi một tín hiệu rõ ràng tới những ai có thể là “những nhà báo thích bới móc”.

Năm ngoái, trong dòng lũ xoáy liên quan tới tình trạng gần phá sản của tập đoàn đóng tàu lớn do nhà nước quản lý, Vinashin, đã có rất ít tin tức về tham nhũng mặc dù có nhiều đồn đại lan rộng rằng chính tình trạng tham nhũng đã góp phần vào sự sụp đổ của tập đoàn này.

PMU 18
Vụ truy tố những người tham nhũng tại PMU 18 khiến có nhiều hy vọng

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục quảng báo chống tham nhũng nhưng trong các bảng xếp hạng chính thức, chẳng hạn như theo Chỉ số Nhận thức về Tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế thì vị trí xếp hạng của Việt Nam gần như không xê dịch.

Việt Nam đứng thứ 111 trên 163 nước trong chỉ số này vào năm 2006. Việt Nam được đánh giá đạt 2,6 điểm trên thang điểm 10, trong đó 10 điểm là trong sạch nhất, không có tham nhũng và zero là tham nhũng cao. Tháng Mười năm ngoái Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 178 nước, với 2,7 điểm.

"Chính quyền bị rơi vào tình thế buộc phải có cách đối phó với tham nhũng," ông Jacob Ramsay, một người chuyên theo dõi các vấn đề của Việt Nam thuộc công ty Tư vấn Kiểm soát Rủi ro, nói.

“Đây là một vấn đề cố hữu và những nỗ lực còn chưa đủ so với mức độ của vấn đề."

Người Việt phải dò đường trong một mạng lưới phức tạp của các quy tắc và tiêu chuẩn được rỉ tai hàng ngày về những ai phải trả tiền và trả bao nhiêu. Chẳng hạn như thế này: một chiếc xe hơi sẽ không bao giờ qua được kiểm tra nếu quý vị không kín đáo lót tay những người thợ cơ khí một khoản tiền 100.000-150.000 đồng (5-7 đôla). Hoặc như thế này: nếu quý vị muốn cảnh sát tìm một chiếc xe máy bị đánh cắp thì quý vị sẽ phải tốn phí một nửa giá trị của chiếc xe đó.

Và đấy mới chỉ là chuyện nhỏ. Sân golf và các nhà đầu tư bất động sản được cho là thường phải trả bằng các biệt thự và căn hộ, ông Matthieu Salomon, Cố vấn cao cấp quốc tế thuộc tổ chức Hướng tới Minh bạch, đối tác Việt Nam của tổ chức Minh bạch Quốc tế, cho biết.

Khi đấu thầu các dự án, các công ty nói rằng quan hệ tốt với giới chức trách, tạo mạng lưới quan hệ có chiều sâu và chọn lựa cẩn thận các đối tác địa phương có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại, ông nói.

"Hiểu ẩn ý trong các câu nói - tôi cho rằng tất cả mọi người đều có thể đoán được đôi chút nó là chuyện gì", ông Salomon nói.

Tuy nhiên, ông cho biết nhờ tình trạng ổn định chính trị và triển vọng thị trường tại Việt Nam mà nhiều công ty đã thử liều trước những rủi ro.

Nhiều người Việt Nam tin rằng quà biếu và tiền mặt đóng một phần vai trò thường lệ trong các đề cử vào các chức vụ trong chính phủ, nhưng không ai từng cung cấp bằng chứng chắc chắn về điều đó và các phương tiện truyền thông nhà nước chưa bao giờ đưa tin về các trường hợp như vậy.

"Ai trong cơ chế lại đi làm công việc xóa bỏ (tham nhũng) khi đó chính là cách họ đã đạt được vị trí hiện nay?" một nhà ngoại giao phương Tây từ chối không muốn nêu danh tính, nói.

Chiến thuật mới nhất

Một chiến thuật mới của nhà nước được thông qua vào cuối năm ngoái là trao giải thưởng về chống tham nhũng cho các công dân chống tham nhũng và công khai công nhận nỗ lực của họ như một cách tạo cảm hứng ở người dân để cảnh báo các quan chức địa phương có hành vi tham nhũng.

Nhưng số phận của ông Giáp dường như nhấn mạnh những giới hạn của phương pháp tiếp cận này: ông nói ông đã được chính quyền tỉnh Nghệ An công khai công nhận về vai trò của ông trong việc vạch mặt một viên chức đã bán đất công, dẫn đến việc ông này bị kết án tại tòa.

Công an tỉnh đã đóng sổ trường hợp mới đây nhất của ông Giáp, ít nhất là vào lúc này, và họ nói rằng các thương tích của ông chỉ đơn thuần là kết quả của một cuộc đánh nhau sau khi Giáp xúc phạm một ai đó lái xe trái đường, theo báo chí nhà nước đưa tin.

Người chống tham nhũng nổi tiếng nhất ở Việt Nam, bà Lê Hiền Đức, cho biết tình trạng tham nhũng ngày một tồi tệ hơn.
Bà Lê Hiền Đức, một người chống tham nhũng được giải thưởng của tổ chức Minh bạch Quốc tế

Bà Lê Hiền Đức, một người chống tham nhũng được giải thưởng của tổ chức Minh bạch Quốc tế

Bà cụ 80 tuổi, bà nội của 8 người cháu, cũng là người đã từng làm việc giải mã tin tức cho ông Hồ Chí Minh - cha đẻ của nước Việt Nam hiện đại, đã từng bị gửi vòng hoa tang tới nhà, và bị đổ xăng trước cửa nhà như một lời đe dọa.

Mặc dù bà cho biết những việc như vậy đã giảm xuống kể từ khi bà đoạt Giải thưởng Liêm chính của tổ chức Minh bạch Quốc tế vào năm 2007, bà nói bà phải cẩn thận bất cứ khi nào đi khỏi nhà tại Hà Nội.

“Tôi luôn luôn phải thận trọng. Tôi không dám đi đâu một mình."

Trong năm năm qua, nhà giáo viên đã nghỉ hưu này đã dồn tất cả năng lực của mình vào việc chống tham nhũng. Một góc phòng khách của chất đống tài liệu các vụ tham nhũng và thư từ của những người trên khắp cả nước yêu cầu giúp đỡ. Những lời đề nghị xin được giúp đỡ đến mỗi ngày qua điện thoại và qua bưu điện.

Bà cho biết rất ít người dám làm như vậy. "Tôi thường cảm thấy cô độc trong công việc này và tôi đã khóc. Thật khó và nó có cảm giác như chẳng đi tới đâu được," bà nói.

Vậy, liệu có thể thay đổi được gì? Bà Đức thực xúc động trước tinh thần yêu nước thể hiện trong chuỗi các cuộc biểu tình của quần chúng chống Trung Quốc trong thời gian gần đây.

"Tôi hy vọng giới trẻ ngày nay sẽ tiếp tục xuống đường, con đường mà tôi đã đi. Tôi tin là như thế. Chúng tôi có truyền thống yêu nước vì vậy tôi vẫn tin như thế, mặc dù điều đó chưa xảy ra," bà nói.

Nhà ngoại giao người nước ngoài không nhìn thấy có thể có thay đổi đáng kể bằng con đường nào khác.

"Điều duy nhất có thể mang lại điều đó là một phong trào quần chúng," ông nói. “Nhưng nói chính xác ra thì Đảng không khuyến khích phong trào quần chúng đó."

Những người đã dám đối mặt bất chấp những bất lợi có truyền thống lâu năm như vậy hẳn biết quá rõ các rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu.

"Tôi nghĩ tôi sẽ bị giết hại," ông Giáp nói.




Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1