Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười - Dân Làm Báo 1

Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

Bài viết Pháp luật đơn sơ (Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục, 1907) vẫn còn có một số điểm đúng với hoàn cảnh hiện nay:

"Dân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật. Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước với nhau, thường mực chưa khô đã bội ước. Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi. Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay! Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn."

Phải thừa nhận rằng trong xã hội nước ta hiện nay so với trước đây có khác, nhưng không khác hơn là bao, từ khái niệm "Pháp luật đơn sơ" sang khái niệm "Pháp luật buồn cười".

Buồn cười là ở chỗ những nguyên tắc cơ bản trong xã hội không hề làm được, một vụ việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho dân, cho nước có đến hàng trăm tỷ đồng như vụ xăng dầu vừa qua, ấy vậy mà, khi phát hiện xử lý lại chỉ thu có một phần trong đó. Thử hỏi xem yếu tố cơ bản trong cơ chế thị trường hiện nay là cạnh tranh và lợi nhuận, vậy khi có lợi nhuận nhiều hơn người ta có đua nhau để mà làm hay không?, vậy pháp luật thật là đáng buồn cười khi lại là cánh tay phải của tệ nạn xã hội.

Nó lại thêm buồn cười khi không biết bao nhiêu quy định này đến nghị định kia, đến nỗi phải hình thành ra cả một thị trường luật sư có tới hàng chục ngàn người, bỏ hết lao động sản xuất cũng như không muốn làm ăn gì hết, chỉ để nghiên cứu luật mà cũng không biết có hiểu hết được không, hơn nữa chi phí từ việc đào tạo, nghiên cứu… tốn kém không phải là ít. Trong khi đó nhà nước ta luôn yêu cầu người dân sống và làm việc theo pháp luật mà pháp luật phải cần tới luật sư mới hiểu thì người dân hiểu hay biết mà làm được mới là lạ.

Trong thực tế, pháp luật sinh ra là để ngăn chặn tệ nạn xã hội, vậy tệ nạn xã hội mà có thể trở thành một ngành nghề khuyến khích người dân tự khai thác thì hàng trăm triệu tai, mắt, chân, tay của đồng bào cả nước mà cùng khai thác, cho dù nguồn tài nguyên này có lớn tới đâu cũng sẽ cạn kiệt.

http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luat-Phap/Phap_luat_don_so_va_Phap_luat_buon_cuoi/



Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1