Nguyễn Huy Cường (Tamnhin.net) - Để có một cây cầu vượt nhằm giải tỏa “ức ách” giao thông tốn kém vô cùng. Hàng trăm tỷ đồng và gần hai năm thiết kế, thi công mới có cây cầu vượt Tân Thới Hiệp Q.12, TP.HCM nhưng hiệu quả lại không như ý muốn.
Khi thiết kế cầu vượt, tiêu chí đầu tiên là giải phóng chiều xe cắt ngang, để hai phía giao cắt nhau có thể vận hành thông thoáng, chống ách tắc.
Chính vì vậy, có thể nói, một yêu cầu thực tế đặt ra là nó phải nhằm giải phóng xe ô tô và nhóm đối tượng phổ biến nhất mang đặc thù Việt Nam là xe gắn máy. Chính vì vậy, ngay trên khúc xa lộ Xuyên Á dài 15km, xung quanh cây cầu vượt Tân thới Hiệp (gần Siêu thị Metro) quận 12 này đều được thiết kế theo tinh thần đó.
Khi ô tô, xe gắn máy đều thông qua cầu vượt được thì hướng đi vuông góc ở dạ cầu sẽ “nhẹ gánh” rất nhiều. Tác dụng của cây cầu được phát huy cao nhất.
Nhưng, mặc dù khả năng vận dụng cho xe máy có thể đi được, cầu vượt Tân Thới Hiệp cấm luôn loại xe này lên cầu. Hàng ngàn xe máy mỗi giờ vẫn phải đi bên dưới và đến ngã tư vẫn phải dừng lại, chờ đèn.
Do đó, bởi lưu lượng xe gắn máy vận hành theo hướng Thủ Đức - An Sương rất đông nên ở điểm giao cắt dưới gầm cầu vẫn thường xuyên ùn ứ như chưa hề có cây cầu.
Vào 4 giờ cao điểm sáng - chiều, ở đây vẫn tắc đường như cơm bữa.
Cho nên vài tháng nay, người ta phải dựng những cọc chắn ở 10m phía trước cảnh báo cho xe cộ.
Rõ ràng, công tác thiết kế giao thông, nếu được làm chu đáo, có thể tránh được tất cả những phiền lụy, thiệt hại, kể cả thiệt hại nhân mạng như nói trên.
http://www.tamnhin.net/dan-sinh/9677/Thiet-ke-giao-thong-Nhung-cau-hoi-lon.html