Năm 2011 sẽ có đại cách mạng truyền thông? - Dân Làm Báo 1

Năm 2011 sẽ có đại cách mạng truyền thông?

Đình Ngân (theo NYT) -Năm 2010, báo in khủng hoảng, truyền hình cáp "thất thế", mạng xã hội lên ngôi. Khung cảnh truyền thông đã có những biến đổi sâu sắc, tựa như nơi vừa có động đất đi qua nay lại gặp phải trận sóng thần. Năm 2011 đang chờ đợi một cuộc đại cách mạng truyền thông.

Tin tức về hoạt động kinh doanh truyền thông, từng là thứ hàng hiếm, giờ cứ "ùn ùn" đổ ra, mô thức cũ thay đổi qua mỗi ngày.

Các trang Web hai năm tuổi giờ đây còn trị giá hơn cả nhiều tạp chí 50 năm cống hiến, có tòa báo vỡ nợ, tin tức truyền hình cáp bị "thất thế", truyền thông xã hội hiện chiếm được sự quan tâm từng chỉ dành cho các kênh truyền thông chính thống, và màn ảnh truyền hình tại các gia đình chỉ là một trong số các màn hình người ta chăm chú theo dõi.

Tuy nhiên, thay vì nhìn lại những cảnh "điêu tàn" đã diễn ra, có lẽ nên đánh giá về các xu hướng tương lai thì hơn. Dưới đây là một số xu hướng có thể diễn ra trong năm 2011 này.

Còn không truyền thông ngành dọc? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như không còn những thứ như TV, máy in, Web và đài phát thanh? Mọi thứ sẽ ra sao nếu tất cả chúng chỉ là một tập hợp truyền thông lớn? Nếu bạn nhìn vào chiếc iPad hay những chiếc máy tính bảng khác, tương lai đó có lẽ đã hiện rõ.

Trên một thiết bị cảm biến tích hợp Web, sự khác biệt giữa BBC, Washington Post, Huffington PostABC News rất khó phân biệt. Mỗi thiết bị sẽ đều có âm thanh, hình ảnh, văn bản và truyền thông xã hội. Tất cả được điều khiển dễ dàng bằng cái gạt tay.

Và vượt ra ngoài phạm vi iPad, mọi thứ có vẻ đang bắt đầu được trộn lẫn với nhau một cách mạnh mẽ. Gawker, một blog truyền thông nhiều ảnh hưởng, đang được thiết kế lại và trông chẳng khác nào một kênh truyền hình. Web cùng thế giới ứng dụng sẽ trở nên giống chiếc TV vì người dùng và nhà quảng cáo tìm thấy "tiếng nói chung" ở đó.

Khi Web ngày càng xuất hiện nhiều trong các phòng khách, các trang Web cũng sẽ muốn chuẩn bị cho "giờ cao điểm" (như TV).

Kết hợp vì một "xa lộ tin tức". Khi các mô hình quảng cáo truyền thống trả tiền để mua tin biến mất, thì nhiều loại hình kết hợp thu thập và đăng phát tin tức xuất hiện.

Comcast, nhằm mở đường cho vụ mua lại NBC Universal, đang thành lập liên doanh với các cơ quan báo chí phi lợi nhuận địa phương và một số đài của NBC cùng nằm trong thương vụ.

Để tăng cường "vùng phủ sóng" quốc gia, tờ New York Times đã liên kết với rất nhiều tổ chức tại Chicago, San Francisco và New York. NPRCorporation for Public Broadcasting phát triển dự án Project Argo, một nỗ lực của Knight Foundation nhằm hợp tác và giúp đỡ xây dựng các trang tin địa phương. Danh sách còn dài, nhưng cái ngày các tổ chức báo chí chỉ cạnh tranh và không bao giờ hợp tác đã qua rồi.

Truyền hình xã hội. Ngay lúc này, nhiều người mở series Jersey Shore trên truyền hình và sau đó sử dụng một thiết bị và màn hình khác trên tay để nhập lời bình hay nhận xét lên Facebook và Twitter về những thứ họ đang xem. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chiếc màn hình TV cỡ lớn cũng xuất hiện kèm các bình luận từ những bạn bè thân tín hay người họ vẫn liên lạc?

Nếu màn hình chính bao gồm cả chương trình và lời bình, nó sẽ trở thành sản phẩm thứ ba, với khả năng thu hút đông đảo khán giả và các thành tố thời gian thực của truyền thông xã hội.

Lưới vô tuyến. Ngay lúc này, các gia đình trên khắp trái đất đang tính toán làm sao để treo lên chiếc TV có chức năng truy cập Web, và khi màn hình lớn nhất trong nhà trở nên "gắn bó" với Internet, toàn bộ khái niệm về phát sóng và truyền hình cáp cũng sẽ thay đổi.

Nếu bạn từng nghĩ 500 kênh làm thay đổi mọi thứ, thì hãy đợi đến khi bạn có thể có được một thiết bị với vô số kênh. Cái gọi là "vô tuyến truyền hình" sẽ gần như biến mất, và thói quen "lựa đúng giờ" để xem chương trình ưa thích có thể sẽ trở thành chuyện của thế kỷ trước.

Báo in còn hay không? Đầu năm nay, New York Times sẽ bắt đầu cách làm mới trên Web. Hầu hết khách thăm trang NYTimes.com sẽ không thấy sự khác biệt nào, nhưng khách thường xuyên sẽ được yêu cầu đăng ký.

Nỗ lực đó cùng với các cố gắng khác nhằm tăng doanh thu ở thời điểm doanh thu quảng cáo báo in khó giữ vững - doanh thu quảng cáo trực tuyến đã vượt qua doanh thu báo in lần đầu tiên vào năm ngoái - sẽ được theo dõi sát sao bởi phần còn lại của ngành.

News Corporation lại có cách tiếp cận khác tại Anh với tờ Sunday TimesTimes of London năm ngoái, "xây tường" chặn những khách không trả phí và kết quả thu được cực kỳ tệ hại - lượng truy cập vào trang Web giảm 86%.

Trong trường hợp của New York Times, các giám đốc điều hành đang hy vọng người dùng trung thành nhất của địa chỉ sẽ sẵn sàng trả tiền để có được sự thoải mái, dễ chịu và tiếp cận tốt nhất - nhiều lớp địch vụ đang được tính tới - trong khi công ty tiếp tục gia tăng lợi nhuận và số lượng độc giả ghé thăm không thu phí.

Trong khi đó, iPad và nhiều máy tính bảng khác trở nên ngày càng phổ biến. Số lượng báo đặt sẽ giảm khi lượng máy tính bảng bán ra tăng lên. (Tờ báo chỉ dành cho máy tính bảng, The Daily, sẽ được News Corperation cho ra mắt sớm).

Quá nhiều xu hướng. Liệu Google, với bước tiến lớn vào ngành truyền hình và sách, có tiếp tục giả vờ không phải là một công ty truyền thông? Liệu ngành kinh doanh sách sẽ đi đến đâu và họ có nhận ra ba năm nữa khi bất cứ cuốn sách nào "thai nghén" lúc này được xuất bản sẽ có khoảng hơn 100 triệu người đọc điện tử?

Khi số lượng, quy mô và tính di động của màn hình nhân rộng, các công ty truyền thông lớn sẽ tiếp tục duy trì thế độc tôn? Liệu đĩa DVD có giống như đĩa CD và VHS, khi việc xem trên mạng và tải về nội dung video tăng lên?

http://vef.vn/2011-01-07-nam-2011-se-co-dai-cach-mang-truyen-thong-



Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1