Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn không giải quyết được những khó khăn - Dân Làm Báo 1

Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn không giải quyết được những khó khăn

Ben Bland, Financial Times  (Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ) - Từ ngôi nhà nhỏ của mình trong một ngõ hẹp ở trung tâm Hà Nội, Trần Mai, một nghệ sĩ tuyên truyền kỳ cựu, từng vẽ các bích chương chính thức cho tám kỳ đại hội trước đây của đảng Cộng Sản cầm quyền tại Việt Nam.

Những cuộc họp có tính hình thức này, trụ cột của hệ thống chính trị độc đảng Việt Nam, được tổ chức mỗi năm năm để quyết định phương hướng chinh sách và các nhà lãnh đạo của đất nước.

Nhưng mãi đến vài ngày trước khi Đại hội lần thứ 11 khai mạc vào thứ Tư, ông Mai vẫn còn suy tưởng xem phải vẽ gì.

“Trước tiên, tôi phải thực sự hiểu được phương hướng của Đại hội” ông vừa nói vừa phô bày những bích chương thời chiến tranh, mô tả những nữ chiến sĩ yêu nước bắn rơi máy bay ném bom B52. “Thông điệp thì phải rõ ràng”.

Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, đồng tiền suy yếu, thương mại cồng kềnh, thâm hụt ngân sách và việc gần phá sản của một công ty quốc doanh hàng đầu của cả nước, nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích cũng hy vọng rằng hội nghị sẽ gửi được một tín hiệu rõ ràng về quyết tâm của chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế phát triển nhanh những hỗn loạn này.

Tuy nhiên, vì Việt Nam được cai trị bởi một tam đầu chế và một bộ chính trị hơn là một nhà lãnh đạo duy nhất và một quốc hội, sự thỏa hiệp và cẩn trọng là những điều cần yếu của thời đại và cuộc họp này tám ngày không thể giải quyết được bất kỳ thách thức sâu sắc nào hơn mà họ phải đối mặt.

“Lãnh đạo cần phải hiểu thấu được về nền kinh tế nhưng Đại hội không dẫn đến một nhà lãnh đạo mới mạnh mẽ có thể khua đũa thần và giải quyết được mọi khó khăn” một nhà phân tích giải thích.

Nguyễn Anh Tuấn, người sáng lập và biên tập VietnamNet, một tờ báo trực tuyến phổ biến, nói rằng ông “không hài lòng với định hướng phát triển” vì sự thiếu hỗ trợ cho các ngành doanh nghiệp và sự thất bại trong cải cách hệ thống giáo dục, suy đồi vì nạn tham nhũng và chủ nghĩa bảo thủ.

VietnamNet, vốn thu hút được khoảng 4 triệu người truy cập mỗi tuần, thuộc sở hữu của nhà nước như tất cả các phương tiện thông tin khác. Điều đó đã không ngăn cản ông Tuấn, một cựu sinh viên, nghiên cứu sinh Đại học Harvard đồng thời là một đảng viên Cộng sản, sử dụng trang web để thúc đẩy “sự cạnh tranh thực sự và minh bạch hơn” trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, những lời kêu gọi đã không được ai nghe.

Các cuộc thảo luận giữa các đại biểu đại hội gần 1.400 người sẽ được diễn ra ở phía sau những cánh cửa đóng kín và các quyết định quan trọng về hàng ngũ lãnh đạo và chính sách đã được thực hiện tại các cuộc họp còn thậm chí bí mật hơn.

Một số nhà quan sát đã được khích lệ với những kỳ vọng rộng rãi cho rằng Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, sẽ được tiếp tục một nhiệm kỳ thứ hai, đã qua khỏi được sau cú huých từ các đối thủ trong đảng Cộng sản muốn lật đổ ông. Giới doanh nhân và ngoại giao từng làm việc với ông Dũng nói rằng ông là một nhà lãnh đạo đầy tham vọng, người hiểu biết được nhu cầu của đất nước để sắp xếp bộ máy quan liêu, chống tham nhũng đặc hữu và tiếp tục những cải cách kinh tế từng bị đình trệ kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007.

Tuy nhiên, ông Dũng đã bị phê phán nặng nề sau khi chính sách về phát triển các tập đoàn nhà nước lớn của ông trở thành thất bại. Sau nhiều tháng bất ổn, Vinashin, một công ty đóng tàu quốc doanh sau khi bành trướng kinh doanh rất lớn đã chồng chất nợ nần, không trả được món nợ nước ngoài 600 triệu trong tháng Mười hai.

Dấu hỏi về sự sẵn sàng và khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp quốc doanh nang lo lắng bồn chồn đến thị trường tài chính, thúc đẩy các cơ quan Moody’s và Standard & Poor’s xuống hạng điểm nợ nước ngoài, buộc TKV và PetroVietnam, hai doanh nghiệp quốc doanh nhà nước lớn phải từ bỏ việc phát hành công trái ở nước ngoài.

Các nhà kinh tế tin rằng việc tài trợ hào phóng cho các doanh nghiệp quốc doanh không hiệu quả của chính phủ nằm ở trung tâm của sự bất ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam nhưng ông Dũng và các quan chức khác cứ tiếp tục gửi đi các thông điệp lúng túng cho mong muốn giải quyết vấn đề của họ.

Các văn bản dự thảo của Đại hội đặt định chiến lược phát triển kinh tế xã hội thừa nhận sự cần thiết cho nền kinh tế phải được mở ra thêm trong khi nhấn mạnh rằng các công ty quốc doanh phải giữ vai trò lãnh đạo.

“Trong khía cạnh của cải cách kinh tế ở Việt Nam, con tàu đang trên đường ray”, một nhà ngoại giao phương Tây nói. “vấn đề là con tàu sẽ chạy nhanh đến mức nào. Việc phanh thắng chắc chắn đã được bàn đến từ năm ngoái rồi”.

Hiện nay, với các hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế chắc sẽ co cụm lại vì theo tìêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã đạt được tình trạng “thu nhập trung bình”, các nhà cải cách trong đảng cộng sản tin rằng cơ sở của nền kinh tế phải được nhanh chóng mở rộng hơn.

Tuy nhiên, Carl Thayer, một nhà chuyên quan sát về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, cho rằng các học giả có tinh thần cải cách, các nhà khoa học và các nhà báo ông từng gặp trong tháng Mười hai đã nản lòng và cảm thấy rằng quan điểm của họ đã không còn được ai nghe nữa.

Nhưng ông Mai vẫn sung sướng được làm người chuyển thông điệp, bất chấp những khó khăn phải đối diện trong việc cố gắng chắt lọc thông điệp chính của Đảng Cộng sản cùng thực tế của việc ông không kiếm được tiền từ công việc chính thức của mình, phải bổ sung thu nhập bằng cách bán áp phích tuyên truyền. “Trách nhiệm của nghệ sĩ là phải đóng góp cho đảng Cộng sản” ông nói. “Nhờ xúc cảm và hiểu biết của mình về các sự kiện, tôi có thể vẽ rất nhanh chóng”.

http://www.x-cafevn.org/node/1588



Bình Luận

Thời Sự

Video

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo 1